Ngày 13/7, Thổ Nhĩ Kỳ đã triển khai 2 tàu khu trục cùng một tàu ngầm tới giám sát một tàu khai thác dầu mỏ ở vùng biển phía Đông Địa Trung Hải, động thái được xem là có thể làm gia tăng căng thẳng trong quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Cộng hòa Cyprus.
Theo giới chức quân sự Thổ Nhĩ Kỳ, việc điều tàu chiến tới vùng biển phía Đông Địa Trung Hải là để đảm bảo an toàn cho hoạt động vận chuyển dầu tại khu vực này. Hoạt động khoan thăm dò dầu mỏ nói trên được triển khai theo hợp đồng thỏa thuận giữa Cộng hòa Cyprus và Tập đoàn năng lượng Total (Pháp), diễn ra chỉ một tuần sau khi các cuộc hòa đàm về tái thống nhất đảo Cyprus đổ vỡ, gây chia rẽ giữa cộng đồng người Cyprus gốc Thổ Nhĩ Kỳ và người Cyprus gốc Hy Lạp.
Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng các nguồn tài nguyên này thuộc về cả hai bên do nằm trong khu vực vùng biển quanh đảo tranh chấp. Ankara khẳng định nước này sẽ có những biện pháp ngăn chặn Cộng hòa Cyprus tiến hành các hoạt động thăm dò dầu mỏ và khí đốt quanh khu vực đảo Cyprus.
Trước đó, ngày 10/7, Thổ Nhĩ Kỳ đã yêu cầu Chính quyền Cộng hòa Cyprus tránh các hành động đơn phương khai thác nguồn năng lượng ngoài khơi đảo Cyprus. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan nhấn mạnh luật pháp quốc tế quy định nguồn tài nguyên hydrocarbon tại vùng biển ngoài khơi đảo Cyprus thuộc về tất cả các bên trên đảo. Nhà lãnh đạo này cũng khuyến cáo các công ty năng lượng nước ngoài không tham gia các dự án thăm dò nguồn năng lượng của Cộng hòa Cyprus do người gốc Hy Lạp quản lý, cảnh báo những hành động này sẽ gây tổn hại tới quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ.
Đảo Cyprus bị chia cắt sau cuộc đảo chính của những người Cyprus gốc Hy Lạp vào năm 1974 dẫn đến việc Thổ Nhĩ Kỳ đưa quân chiếm nửa phía Bắc của hòn đảo này và hậu thuẫn thành lập "Cộng hòa miền Bắc đảo Cyprus." Tuy nhiên, đến nay cộng đồng quốc tế chỉ công nhận Cộng hòa Cyprus do người gốc Hy Lạp quản lý.
Liên hợp quốc đã nhiều lần tổ chức các cuộc đàm phán giữa hai cộng đồng để tìm ra giải pháp thống nhất hòn đảo phía Đông Địa Trung Hải này, song chưa đạt được kết quả. Ngày 7/7, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres thông báo vòng đàm phán mới nhất tại Thụy Sĩ nhằm tái thống nhất đảo Cyprus đã kết thúc mà không đạt được thỏa thuận nào./.
Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng các nguồn tài nguyên này thuộc về cả hai bên do nằm trong khu vực vùng biển quanh đảo tranh chấp. Ankara khẳng định nước này sẽ có những biện pháp ngăn chặn Cộng hòa Cyprus tiến hành các hoạt động thăm dò dầu mỏ và khí đốt quanh khu vực đảo Cyprus.
Trước đó, ngày 10/7, Thổ Nhĩ Kỳ đã yêu cầu Chính quyền Cộng hòa Cyprus tránh các hành động đơn phương khai thác nguồn năng lượng ngoài khơi đảo Cyprus. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan nhấn mạnh luật pháp quốc tế quy định nguồn tài nguyên hydrocarbon tại vùng biển ngoài khơi đảo Cyprus thuộc về tất cả các bên trên đảo. Nhà lãnh đạo này cũng khuyến cáo các công ty năng lượng nước ngoài không tham gia các dự án thăm dò nguồn năng lượng của Cộng hòa Cyprus do người gốc Hy Lạp quản lý, cảnh báo những hành động này sẽ gây tổn hại tới quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ.
Đảo Cyprus bị chia cắt sau cuộc đảo chính của những người Cyprus gốc Hy Lạp vào năm 1974 dẫn đến việc Thổ Nhĩ Kỳ đưa quân chiếm nửa phía Bắc của hòn đảo này và hậu thuẫn thành lập "Cộng hòa miền Bắc đảo Cyprus." Tuy nhiên, đến nay cộng đồng quốc tế chỉ công nhận Cộng hòa Cyprus do người gốc Hy Lạp quản lý.
Liên hợp quốc đã nhiều lần tổ chức các cuộc đàm phán giữa hai cộng đồng để tìm ra giải pháp thống nhất hòn đảo phía Đông Địa Trung Hải này, song chưa đạt được kết quả. Ngày 7/7, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres thông báo vòng đàm phán mới nhất tại Thụy Sĩ nhằm tái thống nhất đảo Cyprus đã kết thúc mà không đạt được thỏa thuận nào./.
TTXVN
Relate Threads