Ngày 28/9 vừa qua, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đã gây ngạc nhiên với thỏa thuận giảm sản lượng được ký tại thủ đô Algiers của Algeria nhằm hỗ trợ giá dầu đã lao dốc từ giữa năm 2014.
Tuy nhiên, trong hai tháng qua sản lượng của OPEC tăng liên tục và nhiều nước thành viên tổ chức này cũng tăng sản lượng.
Thống kê này đang làm gia tăng sự hoài nghi khả năng thực thi thỏa thuận cắt giảm sản lượng.
Chuyên gia năng lượng quốc tế Francis Perrin cho rằng điểm mấu chốt trong thỏa thuận là xác định hạn ngạch sản lượng mới cho mỗi nước.
Trong tháng 10/2016, sản lượng dầu thô của Saudi Arabia giữ ở mức 10,53 triệu thùng/ngày, thấp hơn so với mức 10,55 triệu thùng/ngày hồi tháng 9/2016, song sản lượng của OPEC vẫn tăng thêm 130.000 thùng/ngày trong tháng trước, do Nigeria, Libya, Iraq cũng đã tăng sản lượng.
Iran cũng liên tục tăng lượng khai thác. Hồi giữa tháng 10/2016, Tehran đã thông báo tăng sản lượng lên 4 triệu thùng dầu/ngày từ nay đến tháng 3/2017 và gây ra tranh cãi trong nội OPEC.
Các nước sản xuất dầu lớn tại châu Phi cũng hướng tới tăng sản lượng. Là nước sản xuất dầu lớn nhất châu Phi kể từ tháng Ba, Angola tiếp tục thực hiện các dự án thăm dò dầu mỏ.
Giữa tháng 10/2016, Nigeria cũng đã thông báo một dự án thăm dò lớn tại Đông Bắc nước này.
Hai tuần sau, tập đoàn Exxon Mobil (Mỹ) thông báo phát hiện ngoài khơi Nigeria mỏ dầu có trữ lượng từ 500 triệu đến 1 tỷ thùng dầu.
Ông Giovanni Staunovo, chuyên gia phân tích tại UBS, khẳng định sẽ còn khó khăn hơn cho OPEC để đạt mục tiêu ổn định thị trường nhờ vào "đóng băng" sản lượng trong khi Libya và Nigeria tiếp tục tăng sản lượng của họ.
Gần đây, Ủy ban cấp cao thỏa thuận Algiers do OPEC và các nước ngoài OPEC thành lập đã nhóm họp lần đầu tiên tại Viên (Áo).
Tại cuộc họp này, ông Mohammed Sanusi Barkindo, Tổng Thư ký OPEC đã đưa ra cảnh báo, đồng thời kêu gọi các nước thực hiện cam kết.
Đây là thời điểm rất đáng lo ngại đối với thị trường dầu mỏ, do chịu sức ép rất lớn từ tình trạng dư cung.
Tiến trình tái cân bằng thị trường đã mất nhiều thời gian và các quốc gia sản xuất dầu mỏ không thể làm chậm sự ổn định của thị trường.
Thống kê này đang làm gia tăng sự hoài nghi khả năng thực thi thỏa thuận cắt giảm sản lượng.
Chuyên gia năng lượng quốc tế Francis Perrin cho rằng điểm mấu chốt trong thỏa thuận là xác định hạn ngạch sản lượng mới cho mỗi nước.
Trong tháng 10/2016, sản lượng dầu thô của Saudi Arabia giữ ở mức 10,53 triệu thùng/ngày, thấp hơn so với mức 10,55 triệu thùng/ngày hồi tháng 9/2016, song sản lượng của OPEC vẫn tăng thêm 130.000 thùng/ngày trong tháng trước, do Nigeria, Libya, Iraq cũng đã tăng sản lượng.
Iran cũng liên tục tăng lượng khai thác. Hồi giữa tháng 10/2016, Tehran đã thông báo tăng sản lượng lên 4 triệu thùng dầu/ngày từ nay đến tháng 3/2017 và gây ra tranh cãi trong nội OPEC.
Các nước sản xuất dầu lớn tại châu Phi cũng hướng tới tăng sản lượng. Là nước sản xuất dầu lớn nhất châu Phi kể từ tháng Ba, Angola tiếp tục thực hiện các dự án thăm dò dầu mỏ.
Giữa tháng 10/2016, Nigeria cũng đã thông báo một dự án thăm dò lớn tại Đông Bắc nước này.
Hai tuần sau, tập đoàn Exxon Mobil (Mỹ) thông báo phát hiện ngoài khơi Nigeria mỏ dầu có trữ lượng từ 500 triệu đến 1 tỷ thùng dầu.
Ông Giovanni Staunovo, chuyên gia phân tích tại UBS, khẳng định sẽ còn khó khăn hơn cho OPEC để đạt mục tiêu ổn định thị trường nhờ vào "đóng băng" sản lượng trong khi Libya và Nigeria tiếp tục tăng sản lượng của họ.
Gần đây, Ủy ban cấp cao thỏa thuận Algiers do OPEC và các nước ngoài OPEC thành lập đã nhóm họp lần đầu tiên tại Viên (Áo).
Tại cuộc họp này, ông Mohammed Sanusi Barkindo, Tổng Thư ký OPEC đã đưa ra cảnh báo, đồng thời kêu gọi các nước thực hiện cam kết.
Đây là thời điểm rất đáng lo ngại đối với thị trường dầu mỏ, do chịu sức ép rất lớn từ tình trạng dư cung.
Tiến trình tái cân bằng thị trường đã mất nhiều thời gian và các quốc gia sản xuất dầu mỏ không thể làm chậm sự ổn định của thị trường.
Thanh Bình (P/v TTXVN tại Algiers)
Relate Threads