Các nhà máy lọc dầu tại châu Á, vốn đang vật lộn vì lợi nhuận giảm mạnh khi giá dầu lao dốc, sẽ đối diện thêm một trở ngại nữa nếu các quốc gia thành viên Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đạt được thỏa thuận cắt giảm nguồn cung dầu.
Ngày 28/9, trong cuộc gặp gỡ không chính thức, lần đầu tiên sau 8 năm, OPEC đã đạt được thỏa thuận sơ bộ đầu tiên về việc cắt giảm nguồn cung dầu ra thị trường, trong nỗ lực hỗ trợ giá dầu, khi giá loại năng lượng này giảm hơn 50% kể từ mức đỉnh năm 2014. Hành động này có thể giúp giá dầu theo xu hướng tăng, đẩy phần chi phí cao hơn sang phía người tiêu dùng, khi họ phải trả nhiều hơn cho khí đốt, dầu diesel và nhiên liệu cho các loại động cơ. Giá tăng sẽ khiến nhu cầu tiêu dùng năng lượng vốn đang không lấy làm khả quan càng thêm sụt giảm, các chuyên gia của Goldman Sachs Group Inc cho biết trong báo cáo công bố ngày 30/9.
Bối cảnh này sẽ gây ra nhiều trở ngại hơn nữa đối với các nhà máy lọc dầu và khí đốt tại châu Á. Kể từ năm 2015 cho tới nay, lợi nhuận của các nhà chế xuất năng lượng tại đây đã giảm 40%. Kho dự trữ năng lượng tại các nền kinh tế phát triển tại châu Á tăng lên mức 174 triệu thùng trong tháng 6, mức cao nhất trong 1 tháng kể từ năm 2007.
“Khoảng thời gian tốt đẹp đối với khách hàng châu Á đã chấm dứt kể từ đầu năm nay và việc OPEC đưa ra quyết định hạn chế nguồn cung sẽ đặt dấu chấm hết. Quyết định của OPEC sẽ là trợ lực cho giá dầu thô, trong khi là trở lực cho các nhà chế xuất châu Á”, Wang Pei, chiến lược gia tại Unipec, đơn vị giao dịch của nhà chế xuất dầu mỏ lớn nhất châu Á – China Petroleum & Chemical Corp cho biết.
Theo Hong Sung Ki, chiến lược gia hàng hóa tại Samsung Futures Inc, giá dầu cao hơn đồng nghĩa với việc các nhà chế xuất sẽ phải mua nguyên liệu đầu vào với giá cao hơn, tác động tiêu cực tới các sản phẩm chế xuất. Tác động dài hạn từ quyết định của OPEC sẽ phụ thuộc vào việc giá dầu tăng lên ảnh hưởng tới lợi biên lợi nhuận của các nhà chế xuất như thế nào.
Trong năm nay, việc giá dầu hồi phục phần nào đã khiến giá chất đốt xuất khẩu từ các nhà chế xuất Trung Quốc tăng lên, giảm biên lợi nhuận xuống còn 2 USD/thùng trong tháng 8, so với mức gần 10 USD/thùng cách đây 1 năm, theo số liệu tổng hợp của Bloomberg. Cuối tuần trước, lợi nhuận của quá trình nhập khẩu dầu thô từ Dubai, tiến hành chế xuất tại Singapore là 5,40 USD/thùng.
“Việc dư thừa nguồn cung trên thị trường, trong khi nhu cầu tiêu thụ giảm tại các thị trường phát triển, đã khiến lợi nhuận của các nhà chế xuất tại châu Á suy giảm. Trong vài quý tới, lợi nhuận sẽ tiếp tục đi xuống so với thời gian trước đây, khi thỏa thuận của OPEC dần thành hiện thực”, Peter Lee, chiến lược gia tại BMI Research cho biết.
Bên cạnh đó, theo báo cáo của Goldman Sachs, các thành viên OPEC có thể sẽ giảm bớt các chính sách chiết khấu mà họ từng ưu ái dành riêng cho các nhà chế xuất tại châu Á, khu vực mua số lượng dầu lớn nhất trên thế giới, trong cuộc chiến giành thị phần. Hiện tại, Ả Rập Xê út đang đưa ra mức giảm giá 1,1 USD/thùng đối với dầu thô Ả Rập ngọt nhẹ đối với khách hàng châu Á trong tháng 9, so với mức tối đa 3,75 USD/thùng trong tháng 1/2014, thời điểm trước khi giá dầu bắt đầu sụp đổ. Loại dầu thô tiêu chuẩn mà Iran bán ra cho khách hàng châu Á cũng đang có mức chiết khấu 85 cent/thùng, so với mức 3,96 USD/thùng trong tháng 1/2014.
“Các nhà sản xuất dầu mỏ tại OPEC cắt giảm sản lượng khiến giá dầu tăng, đặt thêm áp lực lên vai các nhà chế xuất châu Á, trong bối cảnh nhu cầu thấp, chi phí hoạt động leo thang. Chưa kể, thỏa thuận này còn tạo tác động tiêu cực tới các nhà chế xuất, bởi họ sẽ không còn được tận hưởng mức chiết khấu mà các nhà sản xuất tại OPEC từng mạnh tay thực hiện nhằm giành giật thị phần”, báo cáo của Goldman Sachs cho biết.
Những khó khăn này có thể tác động tới các nhà chế xuất tại châu Á, trong đó có Việt Nam. Thực tế, Nhà máy lọc dầu Dung Quất, nhà máy lọc dầu duy nhất tại Việt Nam, đã đi vào vận hành từ những năm giá dầu thế giới cao, cộng với hàng loạt ưu đãi nhưng vẫn chịu thua lỗ tới hàng nghìn tỷ đồng. Hiện tại, khi giá thế giới giảm sâu, cộng thêm với những biến động mới từ thị trường, trong đó có tác động từ thỏa thuận của OPEC, con số thua lỗ của Nhà máy lọc dầu Dung Quất có thể nặng nề hơn nữa.
Ngày 28/9, trong cuộc gặp gỡ không chính thức, lần đầu tiên sau 8 năm, OPEC đã đạt được thỏa thuận sơ bộ đầu tiên về việc cắt giảm nguồn cung dầu ra thị trường, trong nỗ lực hỗ trợ giá dầu, khi giá loại năng lượng này giảm hơn 50% kể từ mức đỉnh năm 2014. Hành động này có thể giúp giá dầu theo xu hướng tăng, đẩy phần chi phí cao hơn sang phía người tiêu dùng, khi họ phải trả nhiều hơn cho khí đốt, dầu diesel và nhiên liệu cho các loại động cơ. Giá tăng sẽ khiến nhu cầu tiêu dùng năng lượng vốn đang không lấy làm khả quan càng thêm sụt giảm, các chuyên gia của Goldman Sachs Group Inc cho biết trong báo cáo công bố ngày 30/9.
Bối cảnh này sẽ gây ra nhiều trở ngại hơn nữa đối với các nhà máy lọc dầu và khí đốt tại châu Á. Kể từ năm 2015 cho tới nay, lợi nhuận của các nhà chế xuất năng lượng tại đây đã giảm 40%. Kho dự trữ năng lượng tại các nền kinh tế phát triển tại châu Á tăng lên mức 174 triệu thùng trong tháng 6, mức cao nhất trong 1 tháng kể từ năm 2007.
“Khoảng thời gian tốt đẹp đối với khách hàng châu Á đã chấm dứt kể từ đầu năm nay và việc OPEC đưa ra quyết định hạn chế nguồn cung sẽ đặt dấu chấm hết. Quyết định của OPEC sẽ là trợ lực cho giá dầu thô, trong khi là trở lực cho các nhà chế xuất châu Á”, Wang Pei, chiến lược gia tại Unipec, đơn vị giao dịch của nhà chế xuất dầu mỏ lớn nhất châu Á – China Petroleum & Chemical Corp cho biết.
Theo Hong Sung Ki, chiến lược gia hàng hóa tại Samsung Futures Inc, giá dầu cao hơn đồng nghĩa với việc các nhà chế xuất sẽ phải mua nguyên liệu đầu vào với giá cao hơn, tác động tiêu cực tới các sản phẩm chế xuất. Tác động dài hạn từ quyết định của OPEC sẽ phụ thuộc vào việc giá dầu tăng lên ảnh hưởng tới lợi biên lợi nhuận của các nhà chế xuất như thế nào.
Trong năm nay, việc giá dầu hồi phục phần nào đã khiến giá chất đốt xuất khẩu từ các nhà chế xuất Trung Quốc tăng lên, giảm biên lợi nhuận xuống còn 2 USD/thùng trong tháng 8, so với mức gần 10 USD/thùng cách đây 1 năm, theo số liệu tổng hợp của Bloomberg. Cuối tuần trước, lợi nhuận của quá trình nhập khẩu dầu thô từ Dubai, tiến hành chế xuất tại Singapore là 5,40 USD/thùng.
“Việc dư thừa nguồn cung trên thị trường, trong khi nhu cầu tiêu thụ giảm tại các thị trường phát triển, đã khiến lợi nhuận của các nhà chế xuất tại châu Á suy giảm. Trong vài quý tới, lợi nhuận sẽ tiếp tục đi xuống so với thời gian trước đây, khi thỏa thuận của OPEC dần thành hiện thực”, Peter Lee, chiến lược gia tại BMI Research cho biết.
“Các nhà sản xuất dầu mỏ tại OPEC cắt giảm sản lượng khiến giá dầu tăng, đặt thêm áp lực lên vai các nhà chế xuất châu Á, trong bối cảnh nhu cầu thấp, chi phí hoạt động leo thang. Chưa kể, thỏa thuận này còn tạo tác động tiêu cực tới các nhà chế xuất, bởi họ sẽ không còn được tận hưởng mức chiết khấu mà các nhà sản xuất tại OPEC từng mạnh tay thực hiện nhằm giành giật thị phần”, báo cáo của Goldman Sachs cho biết.
Những khó khăn này có thể tác động tới các nhà chế xuất tại châu Á, trong đó có Việt Nam. Thực tế, Nhà máy lọc dầu Dung Quất, nhà máy lọc dầu duy nhất tại Việt Nam, đã đi vào vận hành từ những năm giá dầu thế giới cao, cộng với hàng loạt ưu đãi nhưng vẫn chịu thua lỗ tới hàng nghìn tỷ đồng. Hiện tại, khi giá thế giới giảm sâu, cộng thêm với những biến động mới từ thị trường, trong đó có tác động từ thỏa thuận của OPEC, con số thua lỗ của Nhà máy lọc dầu Dung Quất có thể nặng nề hơn nữa.
Lam Phong - Tinnhanhchungkhoan.vn (Theo báo chí nước ngoài)
Relate Threads