Nếu OPEC đạt được một thỏa thuận "đóng băng" sản lượng dầu tại hội nghị không chính thức dự kiến diễn ra vào cuối tháng Chín này, giá dầu có thể tăng lên mức 60 USD/thùng vào năm 2017.
Nếu Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đạt được một thỏa thuận "đóng băng" sản lượng dầu tại hội nghị không chính thức dự kiến diễn ra vào cuối tháng Chín này, bên lề diễn đàn về năng lượng lần thứ 15, giá dầu có thể tăng lên mức 60 USD/thùng vào năm 2017.
Ông Abdelmadjid Attar, Phó Chủ tịch Hiệp hội công nghiệp khí đốt Algeria nhấn mạnh, cuộc họp tới đây tại Algiers vô cùng quan trọng, đồng thời cho rằng hiện nay mọi chỉ dấu là rất tích cực để các nước sản xuất có thể đạt được một thỏa thuận "đóng băng" sản lượng.
Các nước OPEC có lợi ích khi "đóng băng" sản lượng hiện tại và tất cả các nước cần tôn trọng thỏa thuận. Ông Attar nhấn mạnh cần phải giảm sản lượng vì điều đó sẽ giúp các nước thu lợi về giá.
là có hội cuối cùng để ổn định giá dầu và đẩy giá “vàng đen” lên mức 60 USD/thùng vào năm 2017. Nếu các nước sản xuất không đạt được một thỏa thuận trên, giá dầu sẽ không thể vượt quá 45 USD/thùng.
Tuy nhiên, ông Attar thừa nhận rằng một thỏa thuận "đóng băng" sản lượng của OPEC hay giảm sản lượng sẽ đối mặt với nhu cầu tăng sản lượng của một số nước, nhất là Iraq. Mức sản lượng của OPEC cũng như của nước ngoài OPEC chắc chắn tác động tới giá dầu, nhưng đó chỉ là một trong nhiều yếu tố.
Ông Attar nhấn mạnh không chỉ OPEC có thể làm tăng hay giảm giá dầu. OPEC nắm giữ 80% trữ lượng dầu thế giới nhưng lại chỉ chiếm 35% sản lượng thế giới. Những nước ngoài OPEC như Nga hay Mỹ cũng là những nhà sản xuất lớn.
Một cuộc đình công đơn giản tại Nigeria có thể làm giá dầu tăng thêm 2 USD hoặc 3 USD/thùng hay sự khởi đầu của xung đột chính trị tại Trung Đông có thể tạo ra một cuộc khủng hoảng.
Theo ông Attar, hiện nay, có không dưới bảy yếu tố cơ bản quyết định giá dầu thế giới. Trước hết là cung và cầu. Hiện tại, nguồn cung lớn hơn cầu 2 triệu thùng/ngày.
Tiếp đó là sản lượng của Mỹ - nước sản xuất lớn thứ ba thế giới sau Nga và Saudi Arabia, từ năm 2006 đã tăng mạnh sản xuất dầu khí phi truyền thống. Mỹ hiện sản xuất 10 triệu thùng dầu/ngày và có dự trữ hơn 500 triệu thùng dầu.
Suy thoái kinh tế thế giới và tiêu dùng năng lượng thế giới giảm, cũng như đồng USD tăng giá so với đồng euro kể từ năm 2014 cũng là những yếu tố chính khác tác động lên giá dầu.
Nếu Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đạt được một thỏa thuận "đóng băng" sản lượng dầu tại hội nghị không chính thức dự kiến diễn ra vào cuối tháng Chín này, bên lề diễn đàn về năng lượng lần thứ 15, giá dầu có thể tăng lên mức 60 USD/thùng vào năm 2017.
Các nước OPEC có lợi ích khi "đóng băng" sản lượng hiện tại và tất cả các nước cần tôn trọng thỏa thuận. Ông Attar nhấn mạnh cần phải giảm sản lượng vì điều đó sẽ giúp các nước thu lợi về giá.
là có hội cuối cùng để ổn định giá dầu và đẩy giá “vàng đen” lên mức 60 USD/thùng vào năm 2017. Nếu các nước sản xuất không đạt được một thỏa thuận trên, giá dầu sẽ không thể vượt quá 45 USD/thùng.
Tuy nhiên, ông Attar thừa nhận rằng một thỏa thuận "đóng băng" sản lượng của OPEC hay giảm sản lượng sẽ đối mặt với nhu cầu tăng sản lượng của một số nước, nhất là Iraq. Mức sản lượng của OPEC cũng như của nước ngoài OPEC chắc chắn tác động tới giá dầu, nhưng đó chỉ là một trong nhiều yếu tố.
Ông Attar nhấn mạnh không chỉ OPEC có thể làm tăng hay giảm giá dầu. OPEC nắm giữ 80% trữ lượng dầu thế giới nhưng lại chỉ chiếm 35% sản lượng thế giới. Những nước ngoài OPEC như Nga hay Mỹ cũng là những nhà sản xuất lớn.
Một cuộc đình công đơn giản tại Nigeria có thể làm giá dầu tăng thêm 2 USD hoặc 3 USD/thùng hay sự khởi đầu của xung đột chính trị tại Trung Đông có thể tạo ra một cuộc khủng hoảng.
Theo ông Attar, hiện nay, có không dưới bảy yếu tố cơ bản quyết định giá dầu thế giới. Trước hết là cung và cầu. Hiện tại, nguồn cung lớn hơn cầu 2 triệu thùng/ngày.
Tiếp đó là sản lượng của Mỹ - nước sản xuất lớn thứ ba thế giới sau Nga và Saudi Arabia, từ năm 2006 đã tăng mạnh sản xuất dầu khí phi truyền thống. Mỹ hiện sản xuất 10 triệu thùng dầu/ngày và có dự trữ hơn 500 triệu thùng dầu.
Suy thoái kinh tế thế giới và tiêu dùng năng lượng thế giới giảm, cũng như đồng USD tăng giá so với đồng euro kể từ năm 2014 cũng là những yếu tố chính khác tác động lên giá dầu.
Thanh Bình (P/v TTXVN tại Algiers)
Relate Threads