Phiên họp giữa OPEC và các nước ngoại khối để bàn về thỏa thuận đóng băng sản lượng gặp trở ngại do căng thẳng mới phát sinh giữa Arab Saudi và Iran.
Bộ trưởng dầu mỏ 16 nước - cung cấp 1/2 sản lượng dầu thô toàn cầu - đã nhóm họp tại Doha, Qatar, để bàn về việc đóng băng sản lượng trong một nỗ lực ổn định thị trường toàn cầu.
Theo một nguồn thạo tin, Arab Saudi tuyên bố nước này muốn tất cả thành viên OPEC tham gia vào các cuộc thảo luận, bất chấp khẳng định trước đó của Iran rằng Tehran không muốn đóng băng sản lượng và đang nỗ lực giành lại thị phần đã mất sau khi các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ hồi tháng 1 vừa qua.
Một nguồn tin của OPEC cho hay "Arab Saudi thay đổi mọi thứ vào sáng ngày hôm nay (Chủ nhật 17/4). Họ muốn tất cả các nước thành viên OPEC tham gia trước khi đi đến quyết định đóng băng sản lượng".
Thất bại trong việc đạt được thỏa thuận toàn cầu - lần đầu tiên trong 15 năm qua giữa OPEC và các nước ngoại khối - phát tín hiệu cho thấy sự trở lại của cuộc chiến giành thị phần giữa các nước sản xuất chủ chốt và có thể ảnh hưởng tiêu cực đến đà hồi phục của giá dầu.
Phó Hoàng thái tử Arab Saudi Mohammed bin Salman cho Bloomberg biết rằng, nước này sẽ chỉ hạn chế sản lượng nếu các nước sản xuất chủ chốt khác, kể cả Iran, đồng ý hành động tương tự.
Hãng thông tấn SHANA hôm thứ Bảy 16/4 dẫn lời của Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Zanganeh cho biết "Chúng tôi [Iran] đã nói với một số nước thành viên OPEC và ngoài OPEC, kể cả Nga, rằng họ sẽ phải chấp nhận thực tế là Iran đang quay lại thị trường dầu mỏ".
Theo bản thỏa thuận sơ bộ tại Doha, sản lượng dầu thô bình quân của các nước mỗi tháng sẽ không vượt quá mức của tháng 1/2016. Việc đóng băng sản lượng sẽ kéo dài đến tháng 10 khi các nước sản xuất sẽ nhóm họp lại tại Nga để đánh giá sự tiến bộ.
Mặc dù thỏa thuận đóng băng sản lượng là bước tiến quan trọng đối với các nước sản xuất dầu thô, nhưng sẽ chỉ có tác động hạn chế đến nguồn cung toàn cầu và thị trường sẽ chưa thể tái cân bằng trước năm 2017, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết hôm thứ Năm 14/4.
Bộ trưởng dầu mỏ 16 nước - cung cấp 1/2 sản lượng dầu thô toàn cầu - đã nhóm họp tại Doha, Qatar, để bàn về việc đóng băng sản lượng trong một nỗ lực ổn định thị trường toàn cầu.
Theo một nguồn thạo tin, Arab Saudi tuyên bố nước này muốn tất cả thành viên OPEC tham gia vào các cuộc thảo luận, bất chấp khẳng định trước đó của Iran rằng Tehran không muốn đóng băng sản lượng và đang nỗ lực giành lại thị phần đã mất sau khi các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ hồi tháng 1 vừa qua.
Một nguồn tin của OPEC cho hay "Arab Saudi thay đổi mọi thứ vào sáng ngày hôm nay (Chủ nhật 17/4). Họ muốn tất cả các nước thành viên OPEC tham gia trước khi đi đến quyết định đóng băng sản lượng".
Thất bại trong việc đạt được thỏa thuận toàn cầu - lần đầu tiên trong 15 năm qua giữa OPEC và các nước ngoại khối - phát tín hiệu cho thấy sự trở lại của cuộc chiến giành thị phần giữa các nước sản xuất chủ chốt và có thể ảnh hưởng tiêu cực đến đà hồi phục của giá dầu.
Hãng thông tấn SHANA hôm thứ Bảy 16/4 dẫn lời của Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Zanganeh cho biết "Chúng tôi [Iran] đã nói với một số nước thành viên OPEC và ngoài OPEC, kể cả Nga, rằng họ sẽ phải chấp nhận thực tế là Iran đang quay lại thị trường dầu mỏ".
Theo bản thỏa thuận sơ bộ tại Doha, sản lượng dầu thô bình quân của các nước mỗi tháng sẽ không vượt quá mức của tháng 1/2016. Việc đóng băng sản lượng sẽ kéo dài đến tháng 10 khi các nước sản xuất sẽ nhóm họp lại tại Nga để đánh giá sự tiến bộ.
Mặc dù thỏa thuận đóng băng sản lượng là bước tiến quan trọng đối với các nước sản xuất dầu thô, nhưng sẽ chỉ có tác động hạn chế đến nguồn cung toàn cầu và thị trường sẽ chưa thể tái cân bằng trước năm 2017, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết hôm thứ Năm 14/4.
Nhật Trường - Nhịp cầu Đầu tư
Relate Threads