Đây là lời cảnh báo của ông Herman Gref, giám đốc điều hành ngân hàng lớn nhất nước Nga Sberbank.
Theo Russia Today, ông Herman Gref cho biết trên một chương trình truyền hình nổi tiếng rằng tài nguyên dầu thô và khí đốt Nga có thể hết vào năm 2030 và nước này không có nhiều thời gian để đa dạng hóa nền kinh tế, giảm thiểu sự phụ thuộc vào nguồn thu từ năng lượng.
“Khi nào chúng ta sẽ cạn kiệt sản phẩm độc nhất này? Tôi nghĩ là khoảng năm 2028 - 2030, khi chúng ta sẽ không thấy sự lặp lại của siêu chu kỳ dầu thô vì tất cả các xu hướng và cảm nhận mà chúng ta thấy hiện nay”, ông Gref nói, bổ sung rằng có thể ý kiến của ông không hoàn toàn chính xác.
Người đứng đầu nhà băng lớn nhất Nga nhấn mạnh rằng các tiêu chuẩn kinh tế vĩ mô không có nhiều thời gian để chuyển đổi nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào tài nguyên của Nga. Nếu không thay đổi, Nga có thể phải đối mặt với một cú sốc cách mạng, cuộc nội chiến hoặc trở nên phụ thuộc vào các nước khác, ông Gref cho biết.
“Đây là ba cách cổ điển để thoát khỏi một tình huống như vậy”, CEO Sberbank cho hay.
Lúc này, những thay đổi đang vấp phải sự kháng cự mạnh. “Chỉ cần tưởng tượng về chuyện tái định hình một doanh nghiệp khai thác khoáng sản. Có rất nhiều nhà phân tích nói về việc này, nói mãi. Điểm cuối được dự báo rất nhiều lần, nhưng các doanh nghiệp này vẫn còn sống”, ông Gref dẫn ví dụ.
Giới chuyên gia cho hay việc phát triển một nền kinh tế năng lượng mới dựa trên năng lượng tái tạo dẫn đến mức cạnh tranh gia tăng trên thị trường sản phẩm năng lượng. Đặc biệt, triển vọng xuất khẩu năng lượng sang châu Âu có thị bị giảm đáng kể, trong khi nguồn cung tăng lên đến châu Á thì cần nhiều khoản đầu tư lớn để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải.
Theo Bộ Năng lượng Nga, đến năm 2030 - 2035, năng lượng toàn cầu vẫn sẽ chủ yếu là hydrocarbon. Đến thời điểm đó, sản xuất năng lượng ở Nga sẽ hơi thấp hơn so với mức hiện hành song xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt vẫn sẽ là nguồn thu chính của chính phủ. Nga có đủ trữ lượng dầu mỏ, khí đốt cho ít nhất 40 năm tới, theo Thứ trưởng Bộ Năng lượng Kirill Molodtsov. Dù vậy, giới phân tích nhấn mạnh rằng ngành dầu khí có thể sẽ không là cỗ máy kéo cho nền kinh tế như hồi giữa thập niên 2000.
Theo Russia Today, ông Herman Gref cho biết trên một chương trình truyền hình nổi tiếng rằng tài nguyên dầu thô và khí đốt Nga có thể hết vào năm 2030 và nước này không có nhiều thời gian để đa dạng hóa nền kinh tế, giảm thiểu sự phụ thuộc vào nguồn thu từ năng lượng.
“Khi nào chúng ta sẽ cạn kiệt sản phẩm độc nhất này? Tôi nghĩ là khoảng năm 2028 - 2030, khi chúng ta sẽ không thấy sự lặp lại của siêu chu kỳ dầu thô vì tất cả các xu hướng và cảm nhận mà chúng ta thấy hiện nay”, ông Gref nói, bổ sung rằng có thể ý kiến của ông không hoàn toàn chính xác.
“Đây là ba cách cổ điển để thoát khỏi một tình huống như vậy”, CEO Sberbank cho hay.
Lúc này, những thay đổi đang vấp phải sự kháng cự mạnh. “Chỉ cần tưởng tượng về chuyện tái định hình một doanh nghiệp khai thác khoáng sản. Có rất nhiều nhà phân tích nói về việc này, nói mãi. Điểm cuối được dự báo rất nhiều lần, nhưng các doanh nghiệp này vẫn còn sống”, ông Gref dẫn ví dụ.
Giới chuyên gia cho hay việc phát triển một nền kinh tế năng lượng mới dựa trên năng lượng tái tạo dẫn đến mức cạnh tranh gia tăng trên thị trường sản phẩm năng lượng. Đặc biệt, triển vọng xuất khẩu năng lượng sang châu Âu có thị bị giảm đáng kể, trong khi nguồn cung tăng lên đến châu Á thì cần nhiều khoản đầu tư lớn để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải.
Theo Bộ Năng lượng Nga, đến năm 2030 - 2035, năng lượng toàn cầu vẫn sẽ chủ yếu là hydrocarbon. Đến thời điểm đó, sản xuất năng lượng ở Nga sẽ hơi thấp hơn so với mức hiện hành song xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt vẫn sẽ là nguồn thu chính của chính phủ. Nga có đủ trữ lượng dầu mỏ, khí đốt cho ít nhất 40 năm tới, theo Thứ trưởng Bộ Năng lượng Kirill Molodtsov. Dù vậy, giới phân tích nhấn mạnh rằng ngành dầu khí có thể sẽ không là cỗ máy kéo cho nền kinh tế như hồi giữa thập niên 2000.
Thu Thảo - Báo Thanh Niên
Relate Threads