Thủ tướng Ba Lan: Dự án Dòng chảy phương Bắc 2 "khai tử" Ukraine

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
Tân Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki khẳng định Dự án khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 thực sự là mối nguy hại, bởi một khi mất đi nguồn thu từ quá cảnh khí đốt thì tình hình bất ổn sẽ đẩy Ukraine đến đường cùng.

Trả lời phỏng vấn trên sóng đài phát thanh "Szczecin" của Ba Lan, tân Thủ tướng của nước này, ông Mateusz Morawiecki nhận định: Dự án khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream-2) có thể gây hậu quả nghiêm trọng đối với Ukraine.

Ông cho biết: "Chúng tôi tin rằng dự án khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 là dự án rất nguy hại, nó đe dọa sự an toàn, an ninh năng lượng của Trung Âu. Dự án này thậm chí có thể là đòn khai tử đối với Ukraine, láng giềng thân thiết của chúng tôi".

Dong_chay_phuong_bac_2_1812.jpg

Thủ tướng Ba Lan: Dự án Dòng chảy phương Bắc 2 khai tử Ukraine
Theo ông, "Nếu Ukraine hoàn toàn mất đi nguồn quá cảnh khí đốt thì tình hình trong nước sẽ còn bất ổn hơn nữa".

Thủ tướng Ba Lan bổ sung: "Dòng chảy phương Bắc – 2 sẽ liên kết Đức với Nga chặt chẽ thêm". Đồng thời, ông cho biết dự án sẽ là nguyên nhân khiến Gazprom có cơ hội thao túng giá cả đối với Ba Lan một lần nữa.

Như phát ngôn viên chính thức của chính phủ Đức Steffen Seibert lưu ý, Berlin tin rằng những hậu quả do việc xây dựng dự án Dòng chảy phương Bắc – 2 gây ra, bao gồm cả đối với Ukraine, cần phải được kiểm soát. Ông nhấn mạnh: "Chúng tôi đã nhiều lần đề cập đến điều này trong quá khứ, đối với chúng tôi điều đó luôn luôn quan trọng".

Dự án Dòng chảy phương Bắc – 2 trị giá 9,5 tỷ Euro, là một dự án xây dựng hai đường ống dẫn khí từ bờ biển Nga đi qua Biển Baltic đến Đức. Với tổng công suất 55 tỷ mét khối khí/năm, đường ống dự kiến sẽ được đặt cạnh "Dòng chảy phương Bắc 1".

Sau khi các thông tin về dự án này được công bố, một số nước phản đối kịch liệt việc xây dựng dự án, trong đó có cả Ukraine và Hoa Kỳ. Theo lập luận của các nước Đông Âu, dự án này của Đức và Nga đi ngược lại với chính sách của châu Âu trong việc đảm bảo an ninh năng lượng, cũng như đem lại "những tổn thất nghiêm trọng về địa chính trị cho châu Âu".

Về phần mình, Kiev lo sợ mất nguồn thu từ việc vận chuyển khí đốt của Nga, còn Washington lại đang có kế hoạch đầy tham vọng để xuất khẩu khí hóa lỏng sang châu Âu.

Infonet.vn
 

Việc làm nổi bật

Top