Ông Medvedev cho rằng, các hành động của Mỹ "muốn chôn vùi dự án này thông qua biện pháp trừng phạt, nhằm gây ảnh hưởng lên Liên minh châu Âu", đều xuất phát từ thực tế Washington đang cố gắng đẩy các nhà cung cấp của họ vào thay thế Nga...
Trong bối cảnh Hoa Kỳ đang đẩy mạnh các biện pháp trừng phạt Nga, thì việc nước này thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương với các nước phương Tây khác được xem là hành động đón đầu các lệnh trừng phạt của Washington.
Trong cuộc gặp mới đây, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev và người đồng cấp Phần Lan Juha Sipilä đã thảo luận về việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân Hanhikivi và dự án đường ống Nord Stream 2 (Dòng chảy phương Bắc 2).
Theo Thủ tướng Nga, cuộc họp nhấn mạnh về mối quan hệ thương mại và kinh tế giữa Nga và Phần Lan, mà gần đây đang bắt đầu cải thiện.
Trả lời phỏng vấn của các phóng viên sau đó, ông Medvedev cho biết: "Chúng tôi đã bàn về việc xây dựng dự án nhà máy điện hạt nhân Hanhikivi 1 ở Phần Lan với sự tham gia của Nga, chúng tôi cũng nói về dự án Nord Stream 2 nên bắt đầu được xây dựng vào quý đầu tiên của năm tới (2018)".
Ông cũng nói thêm về một số khoản đầu tư khác. Đặc biệt, Thủ tướng cũng nhắc tới mối quan tâm về "Diễn đàn", trong đó đã hoàn thành chương trình đầu tư cho việc xây dựng và hiện đại năng suất điện ở Tây Âu, và hiện giờ đang cùng với công ty Rosnano tham gia việc phát triển năng lượng gió.
Ông lưu ý về vị trí xây dựng mà phía Phần Lan đảm nhiệm trong vấn đề Nord Stream 2.
Thủ tướng Medvedev nói: "Việc xây dựng tại vị trí này giúp cho dự án mang tính chất như các dự án thương mại thông thường khác, nghĩa là dựa trên nguyên tắc thực tiễn, phù hợp với luật môi trường".
Theo ông, đây là chính xác những gì cần thiết cho một dự án như vậy có thể triển khai. Thủ tướng Nga nhấn mạnh: "Đừng chính trị hóa bản thân dự án này, hay ý tưởng này, mà hãy coi nó như một dự án thương mại, dự án kinh doanh".
Ông Medvedev cho rằng, các hành động của Hoa Kỳ khi "muốn chôn vùi dự án này thông qua các giải pháp pháp lý, các công cụ, biện pháp trừng phạt, nhằm gây sức ảnh hưởng mơ hồ lên Liên minh châu Âu", đều xuất phát từ thực tế Washington "đang cố gắng đẩy các nhà cung cấp của họ vào thay thế Nga tại thị trường này".
Thủ tướng Nga cho rằng, quyết định cuối cùng về sự ủy nhiệm của EU liên quan đến thỏa thuận bổ sung về dự án Nord Stream 2 sẽ sớm được Ủy ban châu Âu và các chính phủ các nước châu Âu thông qua.
Dự án khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 chạy thẳng qua biển Baltic đang vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của một số nước phương Tây, tuy nhiên một số nước trong đó có Phần Lan được cho là quốc gia có một thái độ và tinh thần xây dựng đối với dự án Nord Stream 2. Với việc hướng hợp tác với Phần Lan trong dự án đường ống dẫn khí từ Nga tới tận Đức cho thấy những nỗ lực đón đầu đòn trừng phạt của Mỹ.
Trong cuộc gặp mới đây, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev và người đồng cấp Phần Lan Juha Sipilä đã thảo luận về việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân Hanhikivi và dự án đường ống Nord Stream 2 (Dòng chảy phương Bắc 2).
Theo Thủ tướng Nga, cuộc họp nhấn mạnh về mối quan hệ thương mại và kinh tế giữa Nga và Phần Lan, mà gần đây đang bắt đầu cải thiện.
Trả lời phỏng vấn của các phóng viên sau đó, ông Medvedev cho biết: "Chúng tôi đã bàn về việc xây dựng dự án nhà máy điện hạt nhân Hanhikivi 1 ở Phần Lan với sự tham gia của Nga, chúng tôi cũng nói về dự án Nord Stream 2 nên bắt đầu được xây dựng vào quý đầu tiên của năm tới (2018)".
Ông cũng nói thêm về một số khoản đầu tư khác. Đặc biệt, Thủ tướng cũng nhắc tới mối quan tâm về "Diễn đàn", trong đó đã hoàn thành chương trình đầu tư cho việc xây dựng và hiện đại năng suất điện ở Tây Âu, và hiện giờ đang cùng với công ty Rosnano tham gia việc phát triển năng lượng gió.
Ông lưu ý về vị trí xây dựng mà phía Phần Lan đảm nhiệm trong vấn đề Nord Stream 2.
Thủ tướng Medvedev nói: "Việc xây dựng tại vị trí này giúp cho dự án mang tính chất như các dự án thương mại thông thường khác, nghĩa là dựa trên nguyên tắc thực tiễn, phù hợp với luật môi trường".
Theo ông, đây là chính xác những gì cần thiết cho một dự án như vậy có thể triển khai. Thủ tướng Nga nhấn mạnh: "Đừng chính trị hóa bản thân dự án này, hay ý tưởng này, mà hãy coi nó như một dự án thương mại, dự án kinh doanh".
Ông Medvedev cho rằng, các hành động của Hoa Kỳ khi "muốn chôn vùi dự án này thông qua các giải pháp pháp lý, các công cụ, biện pháp trừng phạt, nhằm gây sức ảnh hưởng mơ hồ lên Liên minh châu Âu", đều xuất phát từ thực tế Washington "đang cố gắng đẩy các nhà cung cấp của họ vào thay thế Nga tại thị trường này".
Thủ tướng Nga cho rằng, quyết định cuối cùng về sự ủy nhiệm của EU liên quan đến thỏa thuận bổ sung về dự án Nord Stream 2 sẽ sớm được Ủy ban châu Âu và các chính phủ các nước châu Âu thông qua.
Dự án khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 chạy thẳng qua biển Baltic đang vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của một số nước phương Tây, tuy nhiên một số nước trong đó có Phần Lan được cho là quốc gia có một thái độ và tinh thần xây dựng đối với dự án Nord Stream 2. Với việc hướng hợp tác với Phần Lan trong dự án đường ống dẫn khí từ Nga tới tận Đức cho thấy những nỗ lực đón đầu đòn trừng phạt của Mỹ.
Infonet.vn
Relate Threads