Tiến trình tuân thủ cam kết giảm sản lượng dầu của OPEC đến tháng 3

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
Chỉ còn hơn một tháng nữa, Hiệp hội các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) phải đưa ra quyết định hoặc mở rộng cam kết giảm sản lượng hoặc phục hồi sản xuất sau khi kết thúc thời hạn cam kết.

2202_opec13.jpg

Trong tháng 3, các thành viên của OPEC đã cắt giảm sản lượng dầu thô vượt mục tiêu cam kết với 1.207 nghìn thùng/ngày, tương đương mức độ cam kết đạt 104%, theo số liệu tính toán sợ bộ của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA). Trong khi đó, 11 nước ngoài OPEC cũng chỉ hoàn thành 66% mục tiêu đã cam kết.

Nhìn lại hai tháng đầu năm, OPEC đã hoàn thành 99% và 98% mục tiêu lần lượt trong tháng 1 và tháng 2; trong khi các nước ngoài hiệp hội chỉ hoàn thành 49% và 40%, theo số liệu hiệu chỉnh của IEA và OPEC.

2204_opec23.jpg

Trong tháng 3, có 10 quốc gia và vùng lãnh thổ hoàn thành mục tiêu cam kết, tăng gấp đôi so với tháng 2.

Trong khi OPEC vẫn tích cực cắt giảm sản lượng dầu, các nước ngoài hiệp hội vẫn còn một chặng đường rất dài mới chạm đến mục tiêu, dù mức độ cam kết trong tháng 3 tăng đáng kể so với hai tháng trước. Theo số liệu sơ bộ của IEA, 11 nước ngoài hiệp hội đã giảm được 369 thùng dầu/ngày trong sản lượng dầu thô so với mục tiêu 558.000 nghìn thùng/ngày.

2207_opec33.jpg


Trong 5 nước thành viên của OPEC hoàn thành mục tiêu trong tháng 3, có 4 nước cắt giảm nhiều hơn số lượng đã cam kết, trong đó vẫn gồm Saudi Arabia. Ngoài ra, Angola đã giảm gần gấp hai lần cam kết ban đầu.

2209_opec43.jpg
Trong số 11 nước ngoài hiệp hội tham gia cắt giảm sản lượng, Nga vẫn cam kết sẽ giảm sản lượng 300.000 nghìn thùng dầu/ngày. Tuy nhiên trong tháng 3, nước này mới chỉ cắt giảm được 177.000 thùng/ngày. Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak cho biết, Nga sẽ hoàn thành mục tiêu cam kết vào cuối tháng 4.

Ngoài ra, Azerbaijan, Mexico, Brunei và Sudan là 4 nước đã hoàn thành mục tiêu giảm sản lượng trong tháng 3. Ngược lại, Kazakhstan lại tăng sản lượng dầu lên kỷ lục trong cùng kỳ.

2211_opec53.jpg
Trong tháng 3, đà lao dốc của giá dầu thô có phần chững lại nhưng giá mặt hàng này vẫn chưa thực sự tăng bứt phá. Nguyên nhân chủ yếu là, Mỹ tăng cường khai thác dầu đá phiến, khiến tồn kho tăng liên tục lên kỷ lục. Theo số liệu của công ty dữ liệu Baker Hughes, số lượng giàn khoan đang hoạt động tại Mỹ hiện ở mức cao nhất hơn 2 năm.

Việc OPEC giảm sản lượng đã mở đường cho dầu Mỹ thâm nhập vào thị trường châu Á. Thậm chí, các công ty năng lượng tại châu Âu và châu Phi cũng đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này.

Nhiều chuyên gia theo dõi thị trường kỳ vọng, OPEC sẽ kéo dài cam kết giảm sản lượng sang nửa sau của năm nay. Bởi, việc OPEC tăng sản lượng dầu, cùng với sự bùng nổ trong sản xuất dầu đá phiến tại Mỹ, sẽ khiến giá giảm sâu hơn nữa. OPEC sẽ họp bàn về vấn đề này trong ngày 25/5 tới.

Oanh Oanh
Theo Kinh tế & Tiêu dùng​
 

Việc làm nổi bật

Top