Kết quả nghiên cứu mới nhất của Viện Dầu khí Việt Nam tại bể Cửu Long vừa được công bố quốc tế có ý nghĩa quan trọng giúp tối ưu hoá hoạt động khai thác tại bể dầu khí lớn nhất Việt Nam này.
Theo Viện Dầu khí Việt Nam (VPI), kết quả nghiên cứu “Đặc điểm thạch học và các quá trình tạo đá ảnh hưởng đến độ rỗng và độ thấm của đá chứa cát kết Oligocene Lô 15-2, bể Cửu Long” do do Tiến sỹ Liêu Kim Phượng và nhóm tác giả Trung tâm Phân tích Thí nghiệm (VPI-Labs thực hiện mới được công bố trên tạp chí khoa học quốc tế IJERA.
Nghiên cứu là cơ sở để các Công ty dầu khí lựa chọn và áp dụng các kỹ thuật, chế độ khoan và khai thác tối ưu nhằm tránh làm mất, làm giảm độ rỗng, độ thấm của đá chứa cát kết bể Cửu Long, từ đó giúp tăng hệ số thu hồi dầu khí.
Viện trưởng VPI, tiến sỹ Nguyễn Anh Đức cho biết, mục tiêu chính của VPI là tạo ra các sản phẩm khoa học công nghệ, cung cấp các giải pháp khoa học công nghệ hiệu quả cho khách hàng.
VPI cũng hướng tới việc xây dựng và phát triển đội ngũ chuyên gia trong các lĩnh vực tìm kiếm thăm dò, khai thác dầu khí, chế biến dầu khí, kinh tế quản lý dầu khí.
Để hiện thực hoá các mục tiêu này, VPI đang triển khai đồng bộ các giải pháp như: Xây dựng khung nhân sự, thuê chuyên gia, đẩy mạnh công tác đào tạo chuyên sâu, tinh giảm bộ phận lao động gián tiếp.
VPI cũng tập trung hoàn thiện hệ thống quản trị, xây dựng cơ sở dữ liệu dầu khí của từng lĩnh vực, kết nối các nhà khoa học dầu khí.
Hiện VPI đang tập trung nguồn lực thực hiện chương trình nghiên cứu khoa học dài hạn như: Tiềm năng dầu khí phi truyền thống, tăng cường thu hồi dầu, xử lý và chế biến khí có hàm lượng CO2 cao, sản xuất các sản phẩm chống ăn mòn, hóa chất dầu khí.
Trong 6 tháng đầu năm 2017, VPI đã xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
VPI đã ký mới 87 đề tài/nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, đẩy mạnh công tác đăng ký bản quyền, sáng chế, giải pháp hữu ích.
Đặc biệt, quy trình sản xuất methanol từ hỗn hợp hydro/carbonic bằng lò phản ứng dạng màng của VPI đã được Cục Sở hữu Trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Bằng độc quyền sáng chế./.
Theo Viện Dầu khí Việt Nam (VPI), kết quả nghiên cứu “Đặc điểm thạch học và các quá trình tạo đá ảnh hưởng đến độ rỗng và độ thấm của đá chứa cát kết Oligocene Lô 15-2, bể Cửu Long” do do Tiến sỹ Liêu Kim Phượng và nhóm tác giả Trung tâm Phân tích Thí nghiệm (VPI-Labs thực hiện mới được công bố trên tạp chí khoa học quốc tế IJERA.
Viện trưởng VPI, tiến sỹ Nguyễn Anh Đức cho biết, mục tiêu chính của VPI là tạo ra các sản phẩm khoa học công nghệ, cung cấp các giải pháp khoa học công nghệ hiệu quả cho khách hàng.
VPI cũng hướng tới việc xây dựng và phát triển đội ngũ chuyên gia trong các lĩnh vực tìm kiếm thăm dò, khai thác dầu khí, chế biến dầu khí, kinh tế quản lý dầu khí.
Để hiện thực hoá các mục tiêu này, VPI đang triển khai đồng bộ các giải pháp như: Xây dựng khung nhân sự, thuê chuyên gia, đẩy mạnh công tác đào tạo chuyên sâu, tinh giảm bộ phận lao động gián tiếp.
VPI cũng tập trung hoàn thiện hệ thống quản trị, xây dựng cơ sở dữ liệu dầu khí của từng lĩnh vực, kết nối các nhà khoa học dầu khí.
Hiện VPI đang tập trung nguồn lực thực hiện chương trình nghiên cứu khoa học dài hạn như: Tiềm năng dầu khí phi truyền thống, tăng cường thu hồi dầu, xử lý và chế biến khí có hàm lượng CO2 cao, sản xuất các sản phẩm chống ăn mòn, hóa chất dầu khí.
Trong 6 tháng đầu năm 2017, VPI đã xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
VPI đã ký mới 87 đề tài/nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, đẩy mạnh công tác đăng ký bản quyền, sáng chế, giải pháp hữu ích.
Đặc biệt, quy trình sản xuất methanol từ hỗn hợp hydro/carbonic bằng lò phản ứng dạng màng của VPI đã được Cục Sở hữu Trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Bằng độc quyền sáng chế./.
Anh Nguyễn/BNEWS/TTXVN
Relate Threads