Sau ba năm lao đao, các tập đoàn dầu khí đã có cái nhìn tích cực hơn vào triển vọng phát triển của thị trường dầu mỏ trong những năm tới. Theo khảo sát gần đây, niềm tin vào ngành công nghiệp dầu khí thế giới tăng mạnh, nhiều công ty dự kiến thúc đẩy chi tiêu trong năm 2018.
Sản lượng dầu mỏ tăng và những vấn đề bất ổn tại các khu vực sản xuất dầu mỏ trên thế giới khiến lượng cung tăng và cầu giảm, đẩy giá dầu giảm mạnh khi thị trường dầu mỏ đang ở thời kỳ hoàng kim với mức giá trung bình 100 USD/thùng. Nhiều công ty, bao gồm cả tập đoàn dầu khí BP (Anh) đã cắt giảm chi tiêu đầu tư và các chi phí khác trong giai đoạn này. Cuối năm 2016, nhờ sự hợp tác giảm sản lượng của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đối tác ngoài OPEC, dẫn đầu là Nga, giá dầu mới dần hồi phục. Năm 2017, các thành viên trong và ngoài OPEC nhất trí gia hạn thỏa thuận cắt giảm 1,8 triệu thùng dầu/ngày đến hết năm 2018 nhằm giảm sản lượng, thị trường dầu mỏ dần trở nên khả quan hơn.
Mặc dù thị trường “vàng đen” gặp không ít khó khăn trong ba năm trở lại đây, nhiều công ty vẫn thành công khi kiểm soát được chi phí đầu tư, xây dựng chuỗi giá trị mới và kiếm được mức lợi nhuận hợp lý. Ðây là cơ sở để các tập đoàn dầu khí tin tưởng vào sự tăng trưởng của ngành công nghiệp này, cũng như mạnh dạn chi tiêu hơn.
Theo khảo sát gần đây của DNV GL - công ty chuyên tư vấn ngành công nghiệp năng lượng, niềm tin vào sự tăng trưởng của ngành công nghiệp dầu khí trên thế giới đã tăng từ 32% năm 2017 lên 63% năm 2018. 66% các công ty dầu khí được khảo sát dự định duy trì hoặc tăng chi tiêu đầu tư trong năm nay, một bước nhảy vọt đáng kể so mức 39% của năm 2017.
Hãng tư vấn McKinsey ước tính chi phí đầu tư sản xuất dầu mỏ toàn cầu giảm từ 519 tỷ USD năm 2014, mức cao nhất kể từ năm 2010, xuống còn 246 tỷ USD năm 2017, do các công ty cố gắng “thắt lưng buộc bụng”. Nhưng theo dự báo của hãng này, chi tiêu trong ngành công nghiệp dầu khí trên thế giới có xu hướng tăng trong những năm tới và đạt ngưỡng 400 tỷ USD năm 2020. Trong đó, khu vực Trung Ðông sẽ hồi phục nhanh nhất do một số thành viên OPEC tăng cường các hoạt động khai thác dầu mỏ.
Về xu hướng đầu tư trong ngành công nghiệp dầu khí năm 2018, nhiều công ty cho biết sẽ tăng chi tiêu đi kèm các biện pháp kiểm soát hợp lý. Bởi giá dầu dự kiến tăng nhưng khó quay lại như giai đoạn giữa năm 2011 và nửa đầu 2014 trong năm nay. Các tập đoàn dầu khí nhận thấy cần kiểm soát chi tiêu chặt chẽ để hỗ trợ các dự án triển khai theo hướng gọn gàng, thông minh hơn, cũng như những hoạt động cần thiết để duy trì lợi nhuận. Ngoài ra, một số công ty dự định tăng đầu tư vào lĩnh vực nghiên cứu, phát triển, đa dạng hóa và mở rộng quy mô các dự án đã triển khai. Xu hướng này ảnh hưởng đến chiến lược ngắn hạn và dài hạn của các công ty dầu khí, tác động không nhỏ đến thị trường dầu mỏ và sự phát triển kinh tế của các nước, khu vực.
Việc đẩy mạnh chi tiêu sẽ làm thị trường dầu mỏ sôi động hơn, thể hiện hy vọng của các tập đoàn dầu khí vào sự hồi phục và tăng trưởng của ngành công nghiệp này trong tương lai. Theo các chuyên gia, những công ty dầu khí sẽ thành công trong thời gian tới nếu kiểm soát chi tiêu hợp lý, chú trọng vào lợi nhuận, đồng thời nhận ra tầm quan trọng của việc áp dụng các mô hình và công nghệ mới để nâng cao hiệu quả hoạt động.
Sản lượng dầu mỏ tăng và những vấn đề bất ổn tại các khu vực sản xuất dầu mỏ trên thế giới khiến lượng cung tăng và cầu giảm, đẩy giá dầu giảm mạnh khi thị trường dầu mỏ đang ở thời kỳ hoàng kim với mức giá trung bình 100 USD/thùng. Nhiều công ty, bao gồm cả tập đoàn dầu khí BP (Anh) đã cắt giảm chi tiêu đầu tư và các chi phí khác trong giai đoạn này. Cuối năm 2016, nhờ sự hợp tác giảm sản lượng của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đối tác ngoài OPEC, dẫn đầu là Nga, giá dầu mới dần hồi phục. Năm 2017, các thành viên trong và ngoài OPEC nhất trí gia hạn thỏa thuận cắt giảm 1,8 triệu thùng dầu/ngày đến hết năm 2018 nhằm giảm sản lượng, thị trường dầu mỏ dần trở nên khả quan hơn.
Theo khảo sát gần đây của DNV GL - công ty chuyên tư vấn ngành công nghiệp năng lượng, niềm tin vào sự tăng trưởng của ngành công nghiệp dầu khí trên thế giới đã tăng từ 32% năm 2017 lên 63% năm 2018. 66% các công ty dầu khí được khảo sát dự định duy trì hoặc tăng chi tiêu đầu tư trong năm nay, một bước nhảy vọt đáng kể so mức 39% của năm 2017.
Hãng tư vấn McKinsey ước tính chi phí đầu tư sản xuất dầu mỏ toàn cầu giảm từ 519 tỷ USD năm 2014, mức cao nhất kể từ năm 2010, xuống còn 246 tỷ USD năm 2017, do các công ty cố gắng “thắt lưng buộc bụng”. Nhưng theo dự báo của hãng này, chi tiêu trong ngành công nghiệp dầu khí trên thế giới có xu hướng tăng trong những năm tới và đạt ngưỡng 400 tỷ USD năm 2020. Trong đó, khu vực Trung Ðông sẽ hồi phục nhanh nhất do một số thành viên OPEC tăng cường các hoạt động khai thác dầu mỏ.
Về xu hướng đầu tư trong ngành công nghiệp dầu khí năm 2018, nhiều công ty cho biết sẽ tăng chi tiêu đi kèm các biện pháp kiểm soát hợp lý. Bởi giá dầu dự kiến tăng nhưng khó quay lại như giai đoạn giữa năm 2011 và nửa đầu 2014 trong năm nay. Các tập đoàn dầu khí nhận thấy cần kiểm soát chi tiêu chặt chẽ để hỗ trợ các dự án triển khai theo hướng gọn gàng, thông minh hơn, cũng như những hoạt động cần thiết để duy trì lợi nhuận. Ngoài ra, một số công ty dự định tăng đầu tư vào lĩnh vực nghiên cứu, phát triển, đa dạng hóa và mở rộng quy mô các dự án đã triển khai. Xu hướng này ảnh hưởng đến chiến lược ngắn hạn và dài hạn của các công ty dầu khí, tác động không nhỏ đến thị trường dầu mỏ và sự phát triển kinh tế của các nước, khu vực.
Việc đẩy mạnh chi tiêu sẽ làm thị trường dầu mỏ sôi động hơn, thể hiện hy vọng của các tập đoàn dầu khí vào sự hồi phục và tăng trưởng của ngành công nghiệp này trong tương lai. Theo các chuyên gia, những công ty dầu khí sẽ thành công trong thời gian tới nếu kiểm soát chi tiêu hợp lý, chú trọng vào lợi nhuận, đồng thời nhận ra tầm quan trọng của việc áp dụng các mô hình và công nghệ mới để nâng cao hiệu quả hoạt động.
MINH THẮNG
Báo Nhân dân
Báo Nhân dân
Relate Threads