Tình hình bất ổn chính trị và tài chính ở Venezuela đang khiến các ông lớn dầu khí nước ngoài liên doanh với tập đoàn dầu khí quốc gia Venezuela (PDVSA) thấp thỏm lo âu, theo Financial Times.
Bám trụ dù các bất ổn bủa vây
Khi ngành công nghiệp dầu khí của Venezuela sụp đổ trong thập kỷ qua, các liên doanh dầu khí của nước này với tập đoàn nước ngoài vẫn bám trụ, đặc biệt là những liên doanh khai thác dầu nặng ở vành đai Orinoco, phía đông Venezuela, nơi được đánh giá là có trữ lượng dầu lớn nhất thế giới. Dầu khí nặng đặc quánh như bơ đậu phụng nhưng có thể dễ dàng nâng cấp thành dầu nhẹ tại các nhà máy lọc dầu.
Các ông lớn dầu khí nước ngoài gồm Chevron (Mỹ), Total (Pháp), Eni (Ý) và Statoil (Na Uy) kết luận rằng vẫn đáng để tiếp tục khai thác tại đó dù các vấn đề bất ổn ở Venezuela ngày càng chồng chất.
Tuy nhiên, khi cuộc khủng hoảng tài chính ở Venezuela ngày càng trầm trọng và áp lực ngày càng gia tăng do bị Mỹ áp dụng gói trừng phạt mới, các tập đoàn dầu khí Mỹ và châu Âu sẽ phải đối mặt với các câu hỏi nan giải về số phận các liên doanh giữa họ với PDVSA.
Trong giai đoạn 2006-2007, cố tổng thống Venezuela Hugo Chávez quyết định quốc hữu hóa ngành công nghiệp dầu khí trong nước, vốn đã nhận được các khoản đầu tư lớn từ các tập đoàn dầu khí bao gồm ExxonMobil, Chevron, ConocoPhillips và BP. Những “viên kim cương sáng giá nhất” của ngành công nghiệp dầu khí Venezuela bao gồm bốn dự án liên doanh khai thác dầu nặng với nước ngoài ở Vành đai Orinoco.
Cố tổng thống Chávez đã ban hành sắc lệnh cho phép PDVSA, nâng tỷ lệ nắm giữ lên 60% trong các dự án này. Hai tập đoàn dầu khí Mỹ ExxonMobil và ConocoPhillips quyết định rời bỏ các dự án liên doanh khai thác dầu nặng ở Vành đai Orinoco và sau đó, kiện chính phủ Venezuela để bồi bồi thường số tài sản dầu khí mà họ bị mất tại Venezuela. Hầu hết các tập đoàn dầu khí nước ngoài khác chọn cách ở lại, chấp nhận nắm giữ cổ phần thiểu số, hơn là đánh cược với các cuộc chiến pháp lý được dự báo kéo dài và không chắc kết quả như thế nào.
Trong nhiều năm, sự lựa chọn đó dường như là quyết định khôn ngoan. Sản lượng dầu nặng của Venezuala từ 200.000 thùng/ngày vào năm 2000 tăng lên 900.000 thùng/ngày vào năm 2016, theo Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA). Tập đoàn dầu khí Chevron vẫn có thể duy trì sản lượng ổn định ở Venezuela trong giai đoạn 2010-2016 với trung bình 56.000 thùng/ngày.
Tập đoàn dầu khí BP cũng chấp nhân thực hiện sắc lệnh của ông Chávez và cuối cùng đã bán được cổ phần thiểu số trong các liên doanh ở Venezuela với giá tốt.
PDVSA lún sâu vào khủng hoảng
Khi giá dầu lao dốc vào năm 2014, PDVSA lún sâu vào khủng hoảng. Do phải xoay sở tiền để trả gánh nợ khổng lồ, tập đoàn này “đói” nguồn vốn đầu tư cho các hoạt động khai thác.
Các con số ước tính sản lượng dầu của Venezuela rất khác nhau. Tuy nhiên, số liệu mà Venezuela cung cấp cho Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cho thấy tổng sản lượng dầu của nước này bao gồm dầu nặng giảm từ mức trung bình 2,65 triệu thùng/ngày vào năm 2015 xuống còn 1,96 triệu thùng/ngày vào thời điểm tháng 10-2017.
Công nhân làm việc tại một nhà máy nâng cấp dầu nặng thành dầu nhẹ của công ty liên doanh Petropiar giữa Chervon và PDVSA. Ảnh: Bloomberg
Ông Francisco Monaldi, nhà kinh tế năng lượng ở Đại học Rice tại thành phố Houston, banh Texas (Mỹ) cho rằng PDVSA đang đối mặt với “vòng xoáy chết người” từ việc sản lượng giảm và cuộc khủng hoảng tài chính ngày càng sâu rộng hơn.
Hậu quả của tình trạng kiệt quệ tiền mặt càng trầm trọng thêm vì quản lý yếu kém ở PDVSA. Tập đoàn này đã chứng kiến các kỹ sư dầu khí lành nghề lần lượt ra đi dưới thời kỳ cầm quyền của ông Chávez. Việc thắt chặt chi tiêu do thiếu tiền và đấu đá chính trị càng làm suy yếu thêm năng lực của PDVSA.
Khoảng 65 cựu lãnh đạo PDVSA đã bị bắt giữ với các tội danh tham nhũng và phá hoại ngành công nghiệp dầu khí. Điều này làm tê liệt quy trình ra quyết định ở PDVSA. Tuần trước, Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro đã bổ nhiệm Thiếu tướng Manuel Quevedo, một quân nhân chuyên nghiệp không có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dầu khí, làm chủ tịch mới của PDVSA kiêm bộ trưởng dầu mỏ.
Ông Risa Grais-Targow, nhà phân tích ở tổ chức tư vấn Eurasia Group, cho rằng sự thiếu kinh nghiệm của ông Quevedo “sẽ phủ một bóng mây lên viễn cảnh vốn đã u tối của PDVSA”.
Sức ép trừng phạt của Mỹ
Một vấn đề khác là tình hình suy thoái ngày càng trầm trọng của Venezuela khiến nước này gặp khó khăn hơn trong việc nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu, bao gồm dầu nhẹ để pha loãng dầu nặng. Tổng kim ngạch nhập khẩu của nước này đã giảm từ xuống còn 18 tỉ đô la Mỹ vào năm ngoái so với 37 tỉ đô la trong năm trước đó.
Sức ép sẽ tăng gấp bội do các biện pháp trừng phạt mà Mỹ vừa áp đặt lên Venezuela hồi tháng 8. Trong đó, Mỹ cấm các các tổ chức tài chính và các nhà đầu tư nước này mua trái phiếu mới của PDVSA có thời gian đáo hạo hơn 90 ngày hoặc trái phiếu mới của chính phủ Venezuela có thời gian đáo hạn hơn 30 ngày.
Các biện pháp trừng phạt như vậy sẽ gây khó khăn hơn cho bất kỳ công ty dầu khí nước ngoài nào làm ăn với PDVSA ở Venezuela. Nhà phân tích Raul Gallegos từ tổ chức tư vấn rủi ro Control Risks (Anh) nhận định các công ty dầu khí nước ngoài sẽ tiếp tục gồng sức bám lại giữa sóng gió chính trị và tài chính của Venezuela, để duy trì tiếp cận với các trữ lượng dầu khổng lồ của nước này.
“Đây là một lĩnh vực kinh doanh mà bạn phải nhìn xa 20-30 năm, chứ không phải nhìn vào những gì sẽ xảy ra trong một hoặc hai năm tới. Các công ty dầu khí nước ngoài sẽ duy trì mối quan hệ với chính phủ Venezuela và hy vọng tương lai tốt đẹp hơn có thể xuất hiện, không phải trong năm nay hay năm sau mà có thể trong trung hạn”, ông Gallegos nói.
Có nhiều yếu tố khiến các tập đoàn dầu khí nước ngoài không dễ dàng buông xuôi, bao gồm việc bảo đảm an toàn cho nhân viên cũng như tình trạng pháp lý của những tài sản mà họ đang nắm giữ tại Venezuela. Nếu những vấn đề này bị đe dọa, họ sẽ thẩm định lại liệu có đáng để bám trụ đến cùng hay không.
Các tập đoàn dầu khí nước ngoài đang liên doanh khai thác ở Venezuela còn có một thuận lợi khác. Thay vì giao dầu cho PDVSA bán rồi chờ thanh toán, họ có thể tự bán phần dầu được chia của mình. Tuy nhiên, giờ đây, thỏa thuận trên cũng đang có dấu hiệu bị thử thách.
Reuters cho biết gần đây PDVSA yêu cầu công ty dầu khí Petropiar, một liên doanh giữa PDVSA với tập đoàn dầu khí Chevron (Mỹ) bàn giao đến 45% sản lượng dầu mà công ty này xuất khẩu vào tháng 11. Chervon từ chối bình luận về thông tin này và cho biết “tiếp tục hoạt động bình thường ở Venezuela”.
Nhà kinh tế năng lượng Monaldi từ Đại học Rice cảnh báo nếu chuyện này xảy ra thường xuyên thì sẽ làm giọt nước tràn ly. “Nếu các tập đoàn dầu khí nước ngoài không nhận được phần dầu của họ, quyết định nán lại Venezuela chắc chắn sẽ bị lung lay”, ông nói.
Bám trụ dù các bất ổn bủa vây
Khi ngành công nghiệp dầu khí của Venezuela sụp đổ trong thập kỷ qua, các liên doanh dầu khí của nước này với tập đoàn nước ngoài vẫn bám trụ, đặc biệt là những liên doanh khai thác dầu nặng ở vành đai Orinoco, phía đông Venezuela, nơi được đánh giá là có trữ lượng dầu lớn nhất thế giới. Dầu khí nặng đặc quánh như bơ đậu phụng nhưng có thể dễ dàng nâng cấp thành dầu nhẹ tại các nhà máy lọc dầu.
Các ông lớn dầu khí nước ngoài gồm Chevron (Mỹ), Total (Pháp), Eni (Ý) và Statoil (Na Uy) kết luận rằng vẫn đáng để tiếp tục khai thác tại đó dù các vấn đề bất ổn ở Venezuela ngày càng chồng chất.
Tuy nhiên, khi cuộc khủng hoảng tài chính ở Venezuela ngày càng trầm trọng và áp lực ngày càng gia tăng do bị Mỹ áp dụng gói trừng phạt mới, các tập đoàn dầu khí Mỹ và châu Âu sẽ phải đối mặt với các câu hỏi nan giải về số phận các liên doanh giữa họ với PDVSA.
Trong giai đoạn 2006-2007, cố tổng thống Venezuela Hugo Chávez quyết định quốc hữu hóa ngành công nghiệp dầu khí trong nước, vốn đã nhận được các khoản đầu tư lớn từ các tập đoàn dầu khí bao gồm ExxonMobil, Chevron, ConocoPhillips và BP. Những “viên kim cương sáng giá nhất” của ngành công nghiệp dầu khí Venezuela bao gồm bốn dự án liên doanh khai thác dầu nặng với nước ngoài ở Vành đai Orinoco.
Cố tổng thống Chávez đã ban hành sắc lệnh cho phép PDVSA, nâng tỷ lệ nắm giữ lên 60% trong các dự án này. Hai tập đoàn dầu khí Mỹ ExxonMobil và ConocoPhillips quyết định rời bỏ các dự án liên doanh khai thác dầu nặng ở Vành đai Orinoco và sau đó, kiện chính phủ Venezuela để bồi bồi thường số tài sản dầu khí mà họ bị mất tại Venezuela. Hầu hết các tập đoàn dầu khí nước ngoài khác chọn cách ở lại, chấp nhận nắm giữ cổ phần thiểu số, hơn là đánh cược với các cuộc chiến pháp lý được dự báo kéo dài và không chắc kết quả như thế nào.
Trong nhiều năm, sự lựa chọn đó dường như là quyết định khôn ngoan. Sản lượng dầu nặng của Venezuala từ 200.000 thùng/ngày vào năm 2000 tăng lên 900.000 thùng/ngày vào năm 2016, theo Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA). Tập đoàn dầu khí Chevron vẫn có thể duy trì sản lượng ổn định ở Venezuela trong giai đoạn 2010-2016 với trung bình 56.000 thùng/ngày.
Tập đoàn dầu khí BP cũng chấp nhân thực hiện sắc lệnh của ông Chávez và cuối cùng đã bán được cổ phần thiểu số trong các liên doanh ở Venezuela với giá tốt.
PDVSA lún sâu vào khủng hoảng
Khi giá dầu lao dốc vào năm 2014, PDVSA lún sâu vào khủng hoảng. Do phải xoay sở tiền để trả gánh nợ khổng lồ, tập đoàn này “đói” nguồn vốn đầu tư cho các hoạt động khai thác.
Các con số ước tính sản lượng dầu của Venezuela rất khác nhau. Tuy nhiên, số liệu mà Venezuela cung cấp cho Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cho thấy tổng sản lượng dầu của nước này bao gồm dầu nặng giảm từ mức trung bình 2,65 triệu thùng/ngày vào năm 2015 xuống còn 1,96 triệu thùng/ngày vào thời điểm tháng 10-2017.
Công nhân làm việc tại một nhà máy nâng cấp dầu nặng thành dầu nhẹ của công ty liên doanh Petropiar giữa Chervon và PDVSA. Ảnh: Bloomberg
Hậu quả của tình trạng kiệt quệ tiền mặt càng trầm trọng thêm vì quản lý yếu kém ở PDVSA. Tập đoàn này đã chứng kiến các kỹ sư dầu khí lành nghề lần lượt ra đi dưới thời kỳ cầm quyền của ông Chávez. Việc thắt chặt chi tiêu do thiếu tiền và đấu đá chính trị càng làm suy yếu thêm năng lực của PDVSA.
Khoảng 65 cựu lãnh đạo PDVSA đã bị bắt giữ với các tội danh tham nhũng và phá hoại ngành công nghiệp dầu khí. Điều này làm tê liệt quy trình ra quyết định ở PDVSA. Tuần trước, Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro đã bổ nhiệm Thiếu tướng Manuel Quevedo, một quân nhân chuyên nghiệp không có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dầu khí, làm chủ tịch mới của PDVSA kiêm bộ trưởng dầu mỏ.
Ông Risa Grais-Targow, nhà phân tích ở tổ chức tư vấn Eurasia Group, cho rằng sự thiếu kinh nghiệm của ông Quevedo “sẽ phủ một bóng mây lên viễn cảnh vốn đã u tối của PDVSA”.
Sức ép trừng phạt của Mỹ
Một vấn đề khác là tình hình suy thoái ngày càng trầm trọng của Venezuela khiến nước này gặp khó khăn hơn trong việc nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu, bao gồm dầu nhẹ để pha loãng dầu nặng. Tổng kim ngạch nhập khẩu của nước này đã giảm từ xuống còn 18 tỉ đô la Mỹ vào năm ngoái so với 37 tỉ đô la trong năm trước đó.
Sức ép sẽ tăng gấp bội do các biện pháp trừng phạt mà Mỹ vừa áp đặt lên Venezuela hồi tháng 8. Trong đó, Mỹ cấm các các tổ chức tài chính và các nhà đầu tư nước này mua trái phiếu mới của PDVSA có thời gian đáo hạo hơn 90 ngày hoặc trái phiếu mới của chính phủ Venezuela có thời gian đáo hạn hơn 30 ngày.
Các biện pháp trừng phạt như vậy sẽ gây khó khăn hơn cho bất kỳ công ty dầu khí nước ngoài nào làm ăn với PDVSA ở Venezuela. Nhà phân tích Raul Gallegos từ tổ chức tư vấn rủi ro Control Risks (Anh) nhận định các công ty dầu khí nước ngoài sẽ tiếp tục gồng sức bám lại giữa sóng gió chính trị và tài chính của Venezuela, để duy trì tiếp cận với các trữ lượng dầu khổng lồ của nước này.
“Đây là một lĩnh vực kinh doanh mà bạn phải nhìn xa 20-30 năm, chứ không phải nhìn vào những gì sẽ xảy ra trong một hoặc hai năm tới. Các công ty dầu khí nước ngoài sẽ duy trì mối quan hệ với chính phủ Venezuela và hy vọng tương lai tốt đẹp hơn có thể xuất hiện, không phải trong năm nay hay năm sau mà có thể trong trung hạn”, ông Gallegos nói.
Có nhiều yếu tố khiến các tập đoàn dầu khí nước ngoài không dễ dàng buông xuôi, bao gồm việc bảo đảm an toàn cho nhân viên cũng như tình trạng pháp lý của những tài sản mà họ đang nắm giữ tại Venezuela. Nếu những vấn đề này bị đe dọa, họ sẽ thẩm định lại liệu có đáng để bám trụ đến cùng hay không.
Các tập đoàn dầu khí nước ngoài đang liên doanh khai thác ở Venezuela còn có một thuận lợi khác. Thay vì giao dầu cho PDVSA bán rồi chờ thanh toán, họ có thể tự bán phần dầu được chia của mình. Tuy nhiên, giờ đây, thỏa thuận trên cũng đang có dấu hiệu bị thử thách.
Reuters cho biết gần đây PDVSA yêu cầu công ty dầu khí Petropiar, một liên doanh giữa PDVSA với tập đoàn dầu khí Chevron (Mỹ) bàn giao đến 45% sản lượng dầu mà công ty này xuất khẩu vào tháng 11. Chervon từ chối bình luận về thông tin này và cho biết “tiếp tục hoạt động bình thường ở Venezuela”.
Nhà kinh tế năng lượng Monaldi từ Đại học Rice cảnh báo nếu chuyện này xảy ra thường xuyên thì sẽ làm giọt nước tràn ly. “Nếu các tập đoàn dầu khí nước ngoài không nhận được phần dầu của họ, quyết định nán lại Venezuela chắc chắn sẽ bị lung lay”, ông nói.
Thời báo Kinh tế Sài Gòn
Relate Threads