Tối ưu hóa khai thác các mỏ khí Nam Côn Sơn

Connect Unlimited

Administrator
Thành viên BQT
Sản phẩm của Đề tài Nghiên cứu đặc thù vỉa chứa và tối ưu khai thác các mỏ khí condensat tại bể Nam Côn Sơn được đánh giá mang tính thực tiễn cao, có thể áp dụng ngay tại các mỏ khí condensat đang và sẽ phát triển trong thời gian tới.

Đề tài này do kỹ sư Lê Vũ Quân và nhóm nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Tìm kiếm Thăm dò và Khai thác Dầu khí (Chi nhánh Viện Dầu khí Việt Nam) thực hiện. Mục tiêu của đề tài nhằm xác định cơ chế của hiện tượng ngưng tụ condensat tại khu vực cận đáy giếng và pha lỏng (condensat và nước) trong hệ thống khai thác; xác định sự ảnh hưởng của hiện tượng ngưng tụ condensat đến quá trình khai thác các mỏ khí condensat trong khu vực nghiên cứu và đề xuất các giải pháp tối ưu.

Theo đánh giá, đề tài đã thực hiện được nghiên cứu bản chất của quá trình ngưng tụ condensat trong vỉa, ngưng tụ pha lỏng trong giếng và hệ thống khai thác; xác định sự ảnh hưởng của hiện tượng ngưng tụ này đến toàn bộ quá trình khai thác cho mỏ khí condensat đặc trưng, tức là mỏ khí condensat trong khu vực nghiên cứu mà hiện tượng này đang diễn ra trầm trọng nhất, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả khai thác mỏ. Kết hợp với những nghiên cứu, phân tích đánh giá về tình hình khai thác hiện tại (các thông số khai thác, hệ thống thiết bị khai thác) của các mỏ khí condensat trong khu vực nghiên cứu, từ đó đề xuất các giải pháp giảm thiểu, khắc phục, tối ưu hóa công nghệ, thiết bị, làm tăng hiệu quả khai thác, tăng giá trị lợi nhuận cho các mỏ khí condensat tại khu vực nghiên cứu.

584bb25a58bfd4e66b7786ae388aa3fd_ds.jpg

Nội dung nghiên cứu của đề tài bao trùm từ những nghiên cứu tổng quan đến các nghiên cứu chuyên sâu về tính chất chất lưu và đặc tính đá chứa. Tiếp theo là các nội dung thực nghiệm trong phòng thí nghiệm nhằm làm rõ cơ chế và nguyên nhân ngưng tụ condensat trong vỉa, ngưng tụ pha lỏng trong giếng và hệ thống khai thác. Sau đó, để đánh giá sự ảnh hưởng của hiện tượng trên đến quá trình khai thác các mô hình thủy động lực học mô phỏng vỉa chứa, mô hình mô phỏng giếng khai thác, mô hình mô phỏng hệ thống thu gom sẽ được xây dựng, toàn bộ quá trình khai thác được mô phỏng tương tự như điều kiện khai thác thực tế.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, kết hợp với những phân tích, đánh giá về hiện trạng hệ thống thiết bị khai thác của các mỏ khí condensat tại khu vực nghiên cứu, đề tài đã đề xuất các giải pháp công nghệ, thiết bị khai thác tối ưu cho các mỏ khí condensat tại bể Nam Côn Sơn. Đánh giá về hiệu quả mang lại về thị trường, các chuyên gia cho rằng, việc nghiên cứu các giải pháp và đưa vào ứng dụng là vấn đề quan trọng trong việc bảo đảm sản lượng khai thác, phục vụ cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trong điều hành khai thác một cách hiệu quả các mỏ khí- condensat trên thềm lục địa Việt Nam.

Các kết quả nghiên cứu có đủ cơ sở khoa học và tính thuyết phục để có thể ứng dụng trực tiếp tại các mỏ khí condensat trong vùng nghiên cứu và các vùng lân cận đem lại hiệu quả kinh tế cao. Cụ thể, các kết quả nghiên cứu mới của đề tài sẽ như một phương án khả thi để các nhà thầu dầu khí áp dụng các giải pháp công nghệ, tối ưu hệ thống thiết bị khai thác nhằm đạt hiệu quả cao trong công tác quản lý, điều hành và khai thác mỏ.

Việc các đơn vị nghiên cứu, đơn vị sản xuất trong ngành Dầu khí được mời cộng tác và tham gia trực tiếp vào các nhánh nghiên cứu của đề tài cho thấy việc chuyển giao sẽ thuận lợi hơn. Đề tài sẽ được phối hợp thực hiện với các đơn vị nghiên cứu và đơn vị sản xuất trong ngành Dầu khí, chính các đơn vị này sẽ sử dụng trực tiếp và hiệu quả các kết quả nghiên cứu của đề tài.

Đánh giá khả năng thu hồi dầu trên phần mềm mô phỏng thủy lực học cho thấy, khả năng thu hồi thực tế so với bơm ép nước có thể gia tăng lượng dầu trong 2,5 năm khai thác trên mô hình thủy động lực học từ 16-73 ngàn m3 dầu và cũng chứng minh tính hiệu quả rất tốt về mặt kinh tế.

Hồng Dương - Báo Công Thương​
 

Việc làm nổi bật

Top