Trong năm 2016, khi giá dầu Mỹ ở quanh mức 45 USD/thùng, doanh thu của các nước OPEC giảm 15% xuống 433 tỷ USD, mức thấp nhất kể từ năm 2004.
Giá dầu giảm nhẹ hôm thứ Ba (16/5) sau khi Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cảnh báo rằng việc gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng của các nước OPEC cũng không đủ để thị trường dầu thô toàn cầu cân bằng trở lại.
Giá dầu thô Mỹ WTI giao tháng Sáu giảm 19 cent, tương đương 0,4%, xuống 48,66 USD/thùng tại thị trường New York.
Tương tự, giá dầu Brent giao tháng Bảy tại thị trường London trượt 17 cent, tương đương 0,3%, xuống 51,65 USD/thùng.
EIA hôm thứ Ba nhận định rằng việc OPEC kéo dài thỏa thuận cắt giảm nguồn cung có thể không giúp giảm lượng tồn kho trên thế giới xuống mức trung bình 5 năm.
Nhận định này khiến thị trường phần nào “chưng hửng” sau khi hai bộ trưởng năng lượng của Arab Saudi và Nga cuối tuần trước cùng tuyên bố rằng hai nước này ủng hộ việc gia hạn thỏa thuận thêm 9 tháng nữa, cho đến quý I năm sau. Sau thông tin này, giá dầu tăng khoảng 2%.
Thỏa thuận cắt giảm 1,8 triệu thùng/ngày giữa một số nước OPEC và Nga, nước không thuộc OPEC nhưng là nước khai thác dầu lớn nhất thế giới, sẽ hết hiệu lực vào tháng Sáu. OPEC sẽ nhóm họp vào ngày 25/5 để xem xét việc gia hạn thỏa thuận.
“Báo cáo của IEA đã khiến giới đầu tư chùn tay mua vào do các thông điệp trái chiều nhau”, theo Phil Flynn, chuyên gia phân tích thị trường cao cấp tại PRICE Futures Group.
“Dường như cả thị trường trông đợi thỏa thuận được gia hạn dài hơi – một tín hiệu tích cực cho giá dầu”, Richard Hastings, chiến lược gia vĩ mô tại Seaport Global Securities nhận định.
Hastings cũng cho biết ngành công nghiệp dầu mỏ cần hợp tác để cắt giảm thêm sản lượng nhằm đầy giá dầu lên chút nữa, đồng thời nêu câu hỏi: Nhu cầu sẽ ra sao khi giá dầu chạm mốc 60 USD/thùng trong khi nhu cầu không thực sự tăng trưởng mạnh?
Giới phân tích cùng chung nhận định rằng OPEC không có nhiều lựa chọn ngoài việc cắt giảm thêm sản lượng để giảm lượng dư cung trên thị trường và đẩy giá lên.
Trong năm 2016, khi giá dầu Mỹ ở quanh mức 45 USD/thùng, doanh thu của các nước OPEC giảm 15% xuống 433 tỷ USD, mức thấp nhất kể từ năm 2004, theo Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ.
Sau 5 tháng thực thi thỏa thuận, số liệu của OPEC cho thấy sản lượng của tổ chức này đã giảm, nhưng lượng tồn kho của các nước phát triển đang cao hơn mức trung bình 5 năm gần 300 triệu thùng. OPEC gần đây cũng nâng dự báo tăng trưởng sản lượng dầu của các nước ngoài OPEC thêm 60%.
Giá dầu giảm nhẹ hôm thứ Ba (16/5) sau khi Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cảnh báo rằng việc gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng của các nước OPEC cũng không đủ để thị trường dầu thô toàn cầu cân bằng trở lại.
Giá dầu thô Mỹ WTI giao tháng Sáu giảm 19 cent, tương đương 0,4%, xuống 48,66 USD/thùng tại thị trường New York.
Tương tự, giá dầu Brent giao tháng Bảy tại thị trường London trượt 17 cent, tương đương 0,3%, xuống 51,65 USD/thùng.
EIA hôm thứ Ba nhận định rằng việc OPEC kéo dài thỏa thuận cắt giảm nguồn cung có thể không giúp giảm lượng tồn kho trên thế giới xuống mức trung bình 5 năm.
Nhận định này khiến thị trường phần nào “chưng hửng” sau khi hai bộ trưởng năng lượng của Arab Saudi và Nga cuối tuần trước cùng tuyên bố rằng hai nước này ủng hộ việc gia hạn thỏa thuận thêm 9 tháng nữa, cho đến quý I năm sau. Sau thông tin này, giá dầu tăng khoảng 2%.
Thỏa thuận cắt giảm 1,8 triệu thùng/ngày giữa một số nước OPEC và Nga, nước không thuộc OPEC nhưng là nước khai thác dầu lớn nhất thế giới, sẽ hết hiệu lực vào tháng Sáu. OPEC sẽ nhóm họp vào ngày 25/5 để xem xét việc gia hạn thỏa thuận.
“Báo cáo của IEA đã khiến giới đầu tư chùn tay mua vào do các thông điệp trái chiều nhau”, theo Phil Flynn, chuyên gia phân tích thị trường cao cấp tại PRICE Futures Group.
“Dường như cả thị trường trông đợi thỏa thuận được gia hạn dài hơi – một tín hiệu tích cực cho giá dầu”, Richard Hastings, chiến lược gia vĩ mô tại Seaport Global Securities nhận định.
Hastings cũng cho biết ngành công nghiệp dầu mỏ cần hợp tác để cắt giảm thêm sản lượng nhằm đầy giá dầu lên chút nữa, đồng thời nêu câu hỏi: Nhu cầu sẽ ra sao khi giá dầu chạm mốc 60 USD/thùng trong khi nhu cầu không thực sự tăng trưởng mạnh?
Giới phân tích cùng chung nhận định rằng OPEC không có nhiều lựa chọn ngoài việc cắt giảm thêm sản lượng để giảm lượng dư cung trên thị trường và đẩy giá lên.
Trong năm 2016, khi giá dầu Mỹ ở quanh mức 45 USD/thùng, doanh thu của các nước OPEC giảm 15% xuống 433 tỷ USD, mức thấp nhất kể từ năm 2004, theo Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ.
Sau 5 tháng thực thi thỏa thuận, số liệu của OPEC cho thấy sản lượng của tổ chức này đã giảm, nhưng lượng tồn kho của các nước phát triển đang cao hơn mức trung bình 5 năm gần 300 triệu thùng. OPEC gần đây cũng nâng dự báo tăng trưởng sản lượng dầu của các nước ngoài OPEC thêm 60%.
MINH TUẤN - Bizlive.vn
Relate Threads