Tổng thống Mỹ Barack Obama tin rằng sớm hay muộn giá dầu sẽ tăng lên, theo National Observer.
Phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo của các quốc gia Bắc Mỹ tại Ottawa, ông Obama cho biết: "Hiện nay, giá dầu đang thấp, nhưng rồi sẽ trở nên đắt hơn, và sẽ đắt hơn nữa, bởi vì dầu là một nguồn tài nguôn có hạn, và việc khai thác dầu sẽ ngày một trở nên tốn kém hơn".
Obama kêu gọi thúc đẩy các nguồn năng lượng sạch. "Công nghệ đang phát triển rất nhanh, vì thế chúng ta cần nhanh chóng nắm bắt và sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió, thủy điện, các lò phản ứng sinh học… và những công nghệ mà cách đây không lâu chúng ta thậm chí còn chưa nghĩ tới".
Các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ, Canada và Mexico đã đồng ý thiết lập một mối quan hệ hợp tác để bảo vệ môi trường, trong đó sẽ tăng tỉ lệ năng lượng sạch tại châu lục này vào năm 2025 với 50% tổng sản lượng.
Trong tháng 12/2015, đại diện của 196 bên tham gia Công ước khung LHQ về biến đổi khí hậu (195 quốc gia và Liên minh châu Âu) đã ký kết ở Paris một công ước với các thỏa thuận ràng buộc chung về khí hậu. Hiệp định Paris sẽ có hiệu lực vào ngày thứ ba mươi sau khi nó được phê chuẩn bởi ít nhất 55 bên tham gia công ước, mà phần của những bên này chiếm ít nhất 55% tổng lượng phát thải khí nhà kính.
Tài liệu này sẽ xác định lượng phát thải khí nhà kính sau năm 2020 và các biện pháp để ngăn chặn biến đổi khí hậu. Công ước khí hậu Paris không quy định loại bỏ các loại nhiên liệu hóa thạch, cũng không đề ra giới hạn cho lượng khí thải carbon dioxide (CO2) trên bình diện toàn cầu.
Tuy nhiên, các nước cần phải xác định mục tiêu quốc gia của mình để giảm lượng khí thải, nâng cấp công nghệ và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo của các quốc gia Bắc Mỹ tại Ottawa, ông Obama cho biết: "Hiện nay, giá dầu đang thấp, nhưng rồi sẽ trở nên đắt hơn, và sẽ đắt hơn nữa, bởi vì dầu là một nguồn tài nguôn có hạn, và việc khai thác dầu sẽ ngày một trở nên tốn kém hơn".
Các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ, Canada và Mexico đã đồng ý thiết lập một mối quan hệ hợp tác để bảo vệ môi trường, trong đó sẽ tăng tỉ lệ năng lượng sạch tại châu lục này vào năm 2025 với 50% tổng sản lượng.
Trong tháng 12/2015, đại diện của 196 bên tham gia Công ước khung LHQ về biến đổi khí hậu (195 quốc gia và Liên minh châu Âu) đã ký kết ở Paris một công ước với các thỏa thuận ràng buộc chung về khí hậu. Hiệp định Paris sẽ có hiệu lực vào ngày thứ ba mươi sau khi nó được phê chuẩn bởi ít nhất 55 bên tham gia công ước, mà phần của những bên này chiếm ít nhất 55% tổng lượng phát thải khí nhà kính.
Tài liệu này sẽ xác định lượng phát thải khí nhà kính sau năm 2020 và các biện pháp để ngăn chặn biến đổi khí hậu. Công ước khí hậu Paris không quy định loại bỏ các loại nhiên liệu hóa thạch, cũng không đề ra giới hạn cho lượng khí thải carbon dioxide (CO2) trên bình diện toàn cầu.
Tuy nhiên, các nước cần phải xác định mục tiêu quốc gia của mình để giảm lượng khí thải, nâng cấp công nghệ và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Thiện Tâm- Petrotimes
Nguồn:RIA, Tass
Nguồn:RIA, Tass
Relate Threads