Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa bày tỏ mong muốn Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và Nga sẽ đạt thỏa thuận đóng băng sản lượng khai thác, đồng thời hy vọng cuộc tranh cãi về sự tham gia của Iran vào thị trường dầu toàn cầu có thể được giải quyết.
Trả lời phỏng vấn hãng tin Bloomberg ở TP Vladivostok hôm 1-9, ông Putin nhấn mạnh lúc này nhiều nước đã công nhận Iran - được dỡ bỏ lệnh trừng phạt cách đây mấy tháng - nên được phép tiếp tục tăng sản lượng.
Trước đó, các cuộc đàm phán về việc có nên bắt buộc Iran tham gia thỏa thuận trên hay không đã đổ vỡ hồi tháng 4. Nhà lãnh đạo Nga cho biết ông có thể đề nghị các bên đi đến thỏa thuận khi gặp Phó Thái tử Ả Rập Saudi Mohammed bin Salman tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 ở Trung Quốc vào tuần tới.
Giá dầu đã tăng 10% vào tháng rồi giữa lúc có phỏng đoán OPEC và các nhà sản xuất ngoài khối sẽ đạt được thỏa thuận về vấn đề sản lượng tại cuộc gặp không chính thức ở thủ đô Algiers, Algeria vào ngày 27-9 tới. Giá dầu xuống thấp kéo dài đang tác động tiêu cực đến các nhà sản xuất dầu và buộc các đối thủ phải hợp tác để cải thiện tình hình.
Đáng chú ý, Ả Rập Saudi - quốc gia xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới - đã thay đổi lập trường và nhiều khả năng ủng hộ phương thức ổn định sản lượng tại cuộc gặp ở Algeria. Trước đó, bất đồng trong lòng OPEC là một phần lý do khiến cuộc gặp tương tự thất bại ở Qatar hôm 17-4. Theo kế hoạch, Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak sẽ dự cuộc họp ở Algiers. Tiếp đó, phiên họp đối thoại năng lượng giữa Nga và OPEC sẽ diễn ra ở Vienna - Áo ngày 24-10.
Giá dầu Brent ngày 2-9 có lúc tăng lên mức gần 46 USD/thùng sau khi giảm hơn 3% một ngày trước đó. Các nhà đầu tư đang lo ngại về sự gia tăng của dầu dự trữ và thận trọng chờ Mỹ công bố dữ liệu về thị trường lao động tháng 8 vừa qua. Những số liệu tích cực có thể làm tăng khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất, dẫn đến đồng USD thêm mạnh. Điều này sẽ khiến những sản phẩm được định giá bằng đồng USD (như dầu) trở nên đắt đỏ hơn đối với người nắm những đồng tiền khác.
Ngoài giá dầu, kinh tế Nga còn chịu tác động bởi các biện pháp trừng phạt của phương Tây liên quan đến khủng hoảng Ukraine. Tuy nhiên, đài CNN ngày 1-9 nhận định kể từ sau Hội nghị Thượng đỉnh G20 ở Úc năm 2014, ảnh hưởng của Moscow đã tăng lên đến mức phương Tây không thể cô lập được Nga. Tương tự, Chủ tịch Ngân hàng Sberbank (Nga) German Gref tuyên bố lệnh trừng phạt của Mỹ mang động cơ chính trị nhưng nó không ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế Nga, theo báo Vzglyad ngày 2-9. Nhận định này được đưa ra sau khi Bộ Tài chính Mỹ công bố một loạt biện pháp trừng phạt mới đối với 20 công ty và 17 cá nhân Nga liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine và việc sáp nhập bán đảo Crimea.
Trả lời phỏng vấn hãng tin Bloomberg ở TP Vladivostok hôm 1-9, ông Putin nhấn mạnh lúc này nhiều nước đã công nhận Iran - được dỡ bỏ lệnh trừng phạt cách đây mấy tháng - nên được phép tiếp tục tăng sản lượng.
Giá dầu đã tăng 10% vào tháng rồi giữa lúc có phỏng đoán OPEC và các nhà sản xuất ngoài khối sẽ đạt được thỏa thuận về vấn đề sản lượng tại cuộc gặp không chính thức ở thủ đô Algiers, Algeria vào ngày 27-9 tới. Giá dầu xuống thấp kéo dài đang tác động tiêu cực đến các nhà sản xuất dầu và buộc các đối thủ phải hợp tác để cải thiện tình hình.
Đáng chú ý, Ả Rập Saudi - quốc gia xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới - đã thay đổi lập trường và nhiều khả năng ủng hộ phương thức ổn định sản lượng tại cuộc gặp ở Algeria. Trước đó, bất đồng trong lòng OPEC là một phần lý do khiến cuộc gặp tương tự thất bại ở Qatar hôm 17-4. Theo kế hoạch, Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak sẽ dự cuộc họp ở Algiers. Tiếp đó, phiên họp đối thoại năng lượng giữa Nga và OPEC sẽ diễn ra ở Vienna - Áo ngày 24-10.
Giá dầu Brent ngày 2-9 có lúc tăng lên mức gần 46 USD/thùng sau khi giảm hơn 3% một ngày trước đó. Các nhà đầu tư đang lo ngại về sự gia tăng của dầu dự trữ và thận trọng chờ Mỹ công bố dữ liệu về thị trường lao động tháng 8 vừa qua. Những số liệu tích cực có thể làm tăng khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất, dẫn đến đồng USD thêm mạnh. Điều này sẽ khiến những sản phẩm được định giá bằng đồng USD (như dầu) trở nên đắt đỏ hơn đối với người nắm những đồng tiền khác.
Ngoài giá dầu, kinh tế Nga còn chịu tác động bởi các biện pháp trừng phạt của phương Tây liên quan đến khủng hoảng Ukraine. Tuy nhiên, đài CNN ngày 1-9 nhận định kể từ sau Hội nghị Thượng đỉnh G20 ở Úc năm 2014, ảnh hưởng của Moscow đã tăng lên đến mức phương Tây không thể cô lập được Nga. Tương tự, Chủ tịch Ngân hàng Sberbank (Nga) German Gref tuyên bố lệnh trừng phạt của Mỹ mang động cơ chính trị nhưng nó không ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế Nga, theo báo Vzglyad ngày 2-9. Nhận định này được đưa ra sau khi Bộ Tài chính Mỹ công bố một loạt biện pháp trừng phạt mới đối với 20 công ty và 17 cá nhân Nga liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine và việc sáp nhập bán đảo Crimea.
Lục San - Người Lao Động
Relate Threads