Theo Bộ Dầu mỏ Iran, hai tập đoàn năng lượng khổng lồ là Total của Pháp và Shell của Hà Lan đã tham gia vào cuộc đàm phán mới giữa Iran và Oman về dự án xây dựng tuyến đường ống dẫn khí tự nhiên dưới lòng biển nối liền hai quốc gia này.
Bộ Dầu mỏ Iran cho hay các cuộc đàm phán kéo dài hai ngày còn có sự góp mặt của đại diện của Tổng công ty khí Hàn Quốc (KOGAS).
Hãng thông tin năng lượng Platts dẫn lời một quan chức Shell đã xác nhận rằng công ty dầu khí đa quốc gia này là một thành viên trong Ủy ban tư vấn cho dự án đường ống khí đốt Iran-Oman. Tuy nhiên, vai trò cụ thể của Shell trong dự án không được tiết lộ.
Theo một thỏa thuận ký kết vào năm 2013, Iran sẽ cung cấp 28 triệu m3 khí đốt mỗi ngày cho Oman thông qua một đường ống dưới biển trong thời hạn 25 năm, với tổng giá trị khoảng 60 tỷ USD. Khí đốt sẽ được vận chuyển thông qua tuyến đường ống dẫn dài 260km, nối tỉnh Hormuzgan của Iran với cảng Sohar Oman ở phía bên kia Vịnh Persian.
Khoảng 30% lượng khí xuất khẩu của Iran tới Oman sẽ được chuyển thành khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) tại nhà máy Qalhat của vương quốc Hồi giáo này, trong khi số còn lại sẽ được tiêu thụ trong nước. Iran sau đó sẽ xuất khẩu LNG sản xuất tại nhà máy Qalhat vào thị trường châu Âu và châu Á.
Vào tháng 9/2015, sau các cuộc đàm phán song phương ở Tehran, hai nước đã thông báo rằng dự án sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm 2017./.
Bộ Dầu mỏ Iran cho hay các cuộc đàm phán kéo dài hai ngày còn có sự góp mặt của đại diện của Tổng công ty khí Hàn Quốc (KOGAS).
Theo một thỏa thuận ký kết vào năm 2013, Iran sẽ cung cấp 28 triệu m3 khí đốt mỗi ngày cho Oman thông qua một đường ống dưới biển trong thời hạn 25 năm, với tổng giá trị khoảng 60 tỷ USD. Khí đốt sẽ được vận chuyển thông qua tuyến đường ống dẫn dài 260km, nối tỉnh Hormuzgan của Iran với cảng Sohar Oman ở phía bên kia Vịnh Persian.
Khoảng 30% lượng khí xuất khẩu của Iran tới Oman sẽ được chuyển thành khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) tại nhà máy Qalhat của vương quốc Hồi giáo này, trong khi số còn lại sẽ được tiêu thụ trong nước. Iran sau đó sẽ xuất khẩu LNG sản xuất tại nhà máy Qalhat vào thị trường châu Âu và châu Á.
Vào tháng 9/2015, sau các cuộc đàm phán song phương ở Tehran, hai nước đã thông báo rằng dự án sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm 2017./.
TTXVN
Relate Threads