Chuyến công du của Thủ tướng Canada Justin Trudeau tới Peru, Pháp và Anh sẽ bị gián đoạn do ông Trudeau phải về nước giải quyết tranh cãi liên quan dự án nâng cấp đường ống dẫn dầu Trans Mountain.
Văn phòng Thủ tướng Canada cho biết sau khi tới Peru tham dự Hội nghị thượng đỉnh các nước châu Mỹ, ông Trudeau sẽ trở về Ottawa vào ngày 15/4 để gặp Thủ hiến tỉnh British Columbia John Horgan, người mà Thủ tướng Canada cáo buộc “gây khó khăn” đối với dự án.
Ông Trudeau đồng thời cũng sẽ có cuộc thảo luận với Thủ hiến tỉnh Alberta Rachal Notley - người đề xuất dự án và đã lên tiếng cảnh báo về một “cuộc khủng hoảng hiến pháp” có thể phát sinh từ cuộc tranh cãi này. Ngày 16/4, ông Trudeau mới nối lại chuyến công du nước ngoài.
Trong khi đó, lãnh đạo đảng Dân chủ mới Jagmeet Singh (Gia-mít Xinh) và một số nghị sỹ đảng Bảo thủ đã kêu gọi ông Trudeau hủy toàn bộ chuyến công du nước ngoài do cho rằng “đây là một cuộc khủng hoảng và Thủ tướng phải có mặt”.
Năm 2016, Chính phủ Canada đã phê duyệt đề xuất nâng cấp đường ống Trans Mountain (dài 1.150km, kéo dài từ bang Alberta đến cảng Vancouver) nhằm gia tăng công suất vận chuyển lên gấp 3 lần tới con số 890.000 thùng dầu/ngày xuất khẩu ra nước ngoài. Thủ tướng Trudeau khẳng định dự án nâng cấp đường ống dẫn dầu Trans Mountain nằm trong “lợi ích quốc gia”.
Tuy nhiên, dự án này đã liên tục vấp phải sự phản đối và các cáo buộc pháp lý từ những tổ chức môi trường và người bản xứ cũng như các cộng đồng dân cư do lo ngại nguy cơ tràn và rò rỉ dầu dọc theo bờ biển Thái Bình Dương của Canada, gây ảnh hưởng tiêu cực tới nguồn lợi thủy hải sản và ngành du lịch.
Trước những tranh cãi chưa có hồi kết trên, công ty Kinder Morgan của Mỹ đã khẳng định sẽ tạm dừng hầu hết công việc trong dự án do lo ngại về nguy cơ kéo dài cho các nhà đầu tư.
Công ty này tuyên bố các bên liên quan cần phải giải quyết vụ việc trước ngày 31/5, nếu không sẽ rút khỏi dự án trị giá 5,9 tỷ USD nói trên.
Hiện tại, khoảng 97% sản lượng dầu của Canada được xuất khẩu sang Mỹ với giá bán thấp. Chính phủ Canada và giới chức ngành công nghiệp dầu khí cho rằng việc nâng cấp đường ống dẫn dầu Trans Mountain là cần thiết nhằm đa dạng xuất khẩu và đạt được mức giá bán cao hơn./.
Văn phòng Thủ tướng Canada cho biết sau khi tới Peru tham dự Hội nghị thượng đỉnh các nước châu Mỹ, ông Trudeau sẽ trở về Ottawa vào ngày 15/4 để gặp Thủ hiến tỉnh British Columbia John Horgan, người mà Thủ tướng Canada cáo buộc “gây khó khăn” đối với dự án.
Ông Trudeau đồng thời cũng sẽ có cuộc thảo luận với Thủ hiến tỉnh Alberta Rachal Notley - người đề xuất dự án và đã lên tiếng cảnh báo về một “cuộc khủng hoảng hiến pháp” có thể phát sinh từ cuộc tranh cãi này. Ngày 16/4, ông Trudeau mới nối lại chuyến công du nước ngoài.
Năm 2016, Chính phủ Canada đã phê duyệt đề xuất nâng cấp đường ống Trans Mountain (dài 1.150km, kéo dài từ bang Alberta đến cảng Vancouver) nhằm gia tăng công suất vận chuyển lên gấp 3 lần tới con số 890.000 thùng dầu/ngày xuất khẩu ra nước ngoài. Thủ tướng Trudeau khẳng định dự án nâng cấp đường ống dẫn dầu Trans Mountain nằm trong “lợi ích quốc gia”.
Tuy nhiên, dự án này đã liên tục vấp phải sự phản đối và các cáo buộc pháp lý từ những tổ chức môi trường và người bản xứ cũng như các cộng đồng dân cư do lo ngại nguy cơ tràn và rò rỉ dầu dọc theo bờ biển Thái Bình Dương của Canada, gây ảnh hưởng tiêu cực tới nguồn lợi thủy hải sản và ngành du lịch.
Trước những tranh cãi chưa có hồi kết trên, công ty Kinder Morgan của Mỹ đã khẳng định sẽ tạm dừng hầu hết công việc trong dự án do lo ngại về nguy cơ kéo dài cho các nhà đầu tư.
Công ty này tuyên bố các bên liên quan cần phải giải quyết vụ việc trước ngày 31/5, nếu không sẽ rút khỏi dự án trị giá 5,9 tỷ USD nói trên.
Hiện tại, khoảng 97% sản lượng dầu của Canada được xuất khẩu sang Mỹ với giá bán thấp. Chính phủ Canada và giới chức ngành công nghiệp dầu khí cho rằng việc nâng cấp đường ống dẫn dầu Trans Mountain là cần thiết nhằm đa dạng xuất khẩu và đạt được mức giá bán cao hơn./.
TTXVN
Relate Threads