Trong tuần này, thị trường tiếp tục theo dõi dữ liệu dầu thô và các sản phẩm lọc hóa dầu của Mỹ được công bố vào hôm thứ Ba và thứ Tư.
Giá dầu kỳ hạn hôm thứ Sáu tăng tuy nhiên tổng kết cả tuần hợp đồng dầu này vẫn tiếp tục giảm tuần thứ 5 liên tiếp.
Giá dầu WTI kỳ hạn tháng 8 tăng 27 cent tương đương 0,6% lên 43,01 USD/thùng sau khi chạm đáy kể từ tháng 8/2016 vào hôm thứ 4 ở mức 42,05 USD/thùng.
Cùng lúc đó, giá dầu Brent giao trong tháng 8 tăng 32 cent đạt 45,54 USD/thùng. Hôm thứ Tư, hợp đồng dầu này giảm xuống mức thấp kỷ lục kể từ tháng 14/11 năm ngoái ở mức 44,35 USD/thùng.
Tổng kết cả tuần, giá dầu WTI giảm 1,73 USD tương đương 3,9% trong khi giá dầu Brent giảm 1,67 USD tương đương 3,8%. Cả 2 hợp đồng dầu đều giảm trong tuần thứ 5 liên tiếp đồng thời là đợt giảm giá lâu nhất kể từ tháng 8/2015.
Giá dầu giảm 20% kể từ đầu năm đến nay. Hôm thứ Tư, thị trường dầu thô càng trở nên ảm đạm hơn do các nhà đầu tư lo ngại sản lượng dầu thô Mỹ tiếp tục tăng có thể phá vỡ nỗ lực của OPEC trong việc khắc phục tình trạng dầu thừa.
Dữ liệu từ công ty dầu khí Baker Hughes cho thấy số lượng giàn khoan của Mỹ tuần trước đã tăng thêm 11 giàn lên 758 giàn- tuần tăng thứ 23 liên tiếp.
Cuối tháng trước, OPEC và một số quốc gia khác đã kéo dài thỏa thuận cắt giảm sản lượng khai thác 1,8 triệu thùng/ngày đến tháng 3/2018. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư đánh giá thỏa thuận này chưa phát huy tác dụng trong việc giảm lượng dầu thừa trên thị trường do một số nước trong và ngoài OPEC như Mỹ, Libya và Nigeria không ký cam kết cắt giảm mà liên tục tăng sản lượng.
Trong tuần này, thị trường tiếp tục theo dõi dữ liệu dầu thô và các sản phẩm lọc hóa dầu của Mỹ được công bố vào hôm thứ Ba và thứ Tư. Kèm theo đó các nhà đầu tư chú ý đến những phát biểu của các nhà sản xuất dầu trên thế giới để đánh giá mức độ tuân thủ thỏa thuận kết cắt giảm.
Một số sự kiện được đánh giá sẽ ảnh hưởng giá dầu trong tuần.
Thứ Ba (27/6): Viện Dầu khí Mỹ công bố báo cáo trữ lượng dầu thô.
Thứ Tư (27/6): Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lương bố bố báo cáo trữ lượng xăng và dầu của Mỹ.
Thứ Năm (28/6): Chính phủ Mỹ công bố báo cáo hàng tháng về trữ lượng khí gas.
Thứ Sáu (30/6): Baker Hughes công bố dữ liệu hàng tuần về số lượng giàn khoan Mỹ.
Giá dầu kỳ hạn hôm thứ Sáu tăng tuy nhiên tổng kết cả tuần hợp đồng dầu này vẫn tiếp tục giảm tuần thứ 5 liên tiếp.
Giá dầu WTI kỳ hạn tháng 8 tăng 27 cent tương đương 0,6% lên 43,01 USD/thùng sau khi chạm đáy kể từ tháng 8/2016 vào hôm thứ 4 ở mức 42,05 USD/thùng.
Cùng lúc đó, giá dầu Brent giao trong tháng 8 tăng 32 cent đạt 45,54 USD/thùng. Hôm thứ Tư, hợp đồng dầu này giảm xuống mức thấp kỷ lục kể từ tháng 14/11 năm ngoái ở mức 44,35 USD/thùng.
Tổng kết cả tuần, giá dầu WTI giảm 1,73 USD tương đương 3,9% trong khi giá dầu Brent giảm 1,67 USD tương đương 3,8%. Cả 2 hợp đồng dầu đều giảm trong tuần thứ 5 liên tiếp đồng thời là đợt giảm giá lâu nhất kể từ tháng 8/2015.
Giá dầu giảm 20% kể từ đầu năm đến nay. Hôm thứ Tư, thị trường dầu thô càng trở nên ảm đạm hơn do các nhà đầu tư lo ngại sản lượng dầu thô Mỹ tiếp tục tăng có thể phá vỡ nỗ lực của OPEC trong việc khắc phục tình trạng dầu thừa.
Dữ liệu từ công ty dầu khí Baker Hughes cho thấy số lượng giàn khoan của Mỹ tuần trước đã tăng thêm 11 giàn lên 758 giàn- tuần tăng thứ 23 liên tiếp.
Cuối tháng trước, OPEC và một số quốc gia khác đã kéo dài thỏa thuận cắt giảm sản lượng khai thác 1,8 triệu thùng/ngày đến tháng 3/2018. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư đánh giá thỏa thuận này chưa phát huy tác dụng trong việc giảm lượng dầu thừa trên thị trường do một số nước trong và ngoài OPEC như Mỹ, Libya và Nigeria không ký cam kết cắt giảm mà liên tục tăng sản lượng.
Một số sự kiện được đánh giá sẽ ảnh hưởng giá dầu trong tuần.
Thứ Ba (27/6): Viện Dầu khí Mỹ công bố báo cáo trữ lượng dầu thô.
Thứ Tư (27/6): Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lương bố bố báo cáo trữ lượng xăng và dầu của Mỹ.
Thứ Năm (28/6): Chính phủ Mỹ công bố báo cáo hàng tháng về trữ lượng khí gas.
Thứ Sáu (30/6): Baker Hughes công bố dữ liệu hàng tuần về số lượng giàn khoan Mỹ.
NDH.vn
Relate Threads