Giá dầu giảm trong tuần giao dịch trước, chấm dứt chuỗi tăng 4 tuần liên tiếp kể từ sau khi Tổ chức các nước Xuất khẩu Dầu lửa (OPEC) đạt được thỏa thuận cắt giảm sản lượng lịch sử.
Trong tuần này, thị trường sẽ tập trung vào số liệu dầu lưu kho tại Mỹ được công bố ngày 18-19/1 để đánh giá nhu cầu tại quốc gia tiêu thụ dầu mỏ số 1 thế giới.
Báo cáo tháng của OPEC được công bố ngày 18/1 trong khi của IEA là ngày 19/1. Dựa vào đó, các nhà đầu tư có thể có một cái nhìn rõ hơn về độ hiệu quả của thỏa thuận OPEC sau hơn 2 tuần thực hiện.
Bên cạnh đó, những ý kiến phát biểu của các nước xuất khẩu dầu mỏ sẽ cho thị trường thêm thông tin về mức độ tuân thủ của thỏa thuận OPEC.
Thỏa thuận OPEC kéo dài 6 tháng và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1. Theo đó, 14 quốc gia OPEC và một số quốc gia khác, dẫn đầu bởi Nga, sẽ cắt giảm sản lượng 1.758.000 thùng/ngày.
Nếu thỏa thuận này được tuân thủ chặt chẽ, sản lượng dầu mỏ toàn cầu sẽ giảm khoảng 2%.
Tuy nhiên, một số nhà đầu tư vẫn hoài nghi rằng thỏa thuận này không thực sự hiệu quả như những gì thị trường mong đợi.
Các nước sản xuất dầu mỏ lớn như Saudi Arab hay Kuwait đang cho thấy dấu hiệu về sự tuân thủ khi bắt đầu tiến hành cắt giảm sản lượng như cam kết trước đó. Trong khi đó, các quốc gia như Libya hay Nigeria lại đang có những động thái tăng cường sản lượng. Tuy nhiên, OPEC cho phép điều này xảy ra bởi các biến cố địa chính trị khiến sản lượng của 2 quốc gia này giảm mạnh trước đó.
Theo công ty cung cấp dịch vụ dầu mỏ Baker Hughes, số lượng giàn khoan tại Mỹ trong tuần trước giảm từ 529 xuống 522 giàn. Đây là đợt sụt giảm đầu tiên sau 10 tuần tăng liên tiếp trước đó.
Trên sàn New York, giá dầu WTI giao tháng 2 giảm 64 cent (1,2%) đóng cửa ở mức 52,37 USD/thùng trong phiên giao dịch ngày 13/1. Tính cả tuần, giá dầu giảm 1,62 USD/thùng (3%). Đây là tuần giảm đầu tiên của giá dầu WTI trong 5 tuần qua.
Trên sàn London, giá dầu Brent giao tháng 3 giảm 56 cent (1%) để đóng cửa ở mức 55,45 USD/thùng trong phiên giao dịch cuối tuần. Tính cả tuần, giá dầu Brent mất 1,37 USD/thùng (2,4%).
Trên sàn Nymex, giá xăng giao tháng 2 giảm 0,9 cent xuống mức 1,611 USD/gallon. Tính cả tuần, giá xăng kỳ hạn giảm khoảng 1,4%.
Trong khi đó, giá dầu đốt giảm 2,4 cent (1,4%) trong phiên giao dịch cuối tuần. Tính cả tuần, giá dầu đốt giảm 3% xuống mức 1,651 USD/gallon.
Giá khí gas tự nhiên giao tháng 2 tăng 3,3 cent lên mức 3,419 USD/đơn vị nhiệt Anh. Tính cả tuần, loại nhiên liệu này tăng 4,1% - trái ngược so với các loại năng lượng khác.
Trong tuần này, thị trường sẽ tập trung vào số liệu dầu lưu kho tại Mỹ được công bố ngày 18-19/1 để đánh giá nhu cầu tại quốc gia tiêu thụ dầu mỏ số 1 thế giới.
Báo cáo tháng của OPEC được công bố ngày 18/1 trong khi của IEA là ngày 19/1. Dựa vào đó, các nhà đầu tư có thể có một cái nhìn rõ hơn về độ hiệu quả của thỏa thuận OPEC sau hơn 2 tuần thực hiện.
Bên cạnh đó, những ý kiến phát biểu của các nước xuất khẩu dầu mỏ sẽ cho thị trường thêm thông tin về mức độ tuân thủ của thỏa thuận OPEC.
Thỏa thuận OPEC kéo dài 6 tháng và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1. Theo đó, 14 quốc gia OPEC và một số quốc gia khác, dẫn đầu bởi Nga, sẽ cắt giảm sản lượng 1.758.000 thùng/ngày.
Nếu thỏa thuận này được tuân thủ chặt chẽ, sản lượng dầu mỏ toàn cầu sẽ giảm khoảng 2%.
Tuy nhiên, một số nhà đầu tư vẫn hoài nghi rằng thỏa thuận này không thực sự hiệu quả như những gì thị trường mong đợi.
Các nước sản xuất dầu mỏ lớn như Saudi Arab hay Kuwait đang cho thấy dấu hiệu về sự tuân thủ khi bắt đầu tiến hành cắt giảm sản lượng như cam kết trước đó. Trong khi đó, các quốc gia như Libya hay Nigeria lại đang có những động thái tăng cường sản lượng. Tuy nhiên, OPEC cho phép điều này xảy ra bởi các biến cố địa chính trị khiến sản lượng của 2 quốc gia này giảm mạnh trước đó.
Theo công ty cung cấp dịch vụ dầu mỏ Baker Hughes, số lượng giàn khoan tại Mỹ trong tuần trước giảm từ 529 xuống 522 giàn. Đây là đợt sụt giảm đầu tiên sau 10 tuần tăng liên tiếp trước đó.
Trên sàn New York, giá dầu WTI giao tháng 2 giảm 64 cent (1,2%) đóng cửa ở mức 52,37 USD/thùng trong phiên giao dịch ngày 13/1. Tính cả tuần, giá dầu giảm 1,62 USD/thùng (3%). Đây là tuần giảm đầu tiên của giá dầu WTI trong 5 tuần qua.
Trên sàn Nymex, giá xăng giao tháng 2 giảm 0,9 cent xuống mức 1,611 USD/gallon. Tính cả tuần, giá xăng kỳ hạn giảm khoảng 1,4%.
Trong khi đó, giá dầu đốt giảm 2,4 cent (1,4%) trong phiên giao dịch cuối tuần. Tính cả tuần, giá dầu đốt giảm 3% xuống mức 1,651 USD/gallon.
Giá khí gas tự nhiên giao tháng 2 tăng 3,3 cent lên mức 3,419 USD/đơn vị nhiệt Anh. Tính cả tuần, loại nhiên liệu này tăng 4,1% - trái ngược so với các loại năng lượng khác.
NDH.vn
Relate Threads