Các thương gia tiếp tục chờ đợi động thái của OPEC trong việc kéo dài cam kết cắt giảm sản lượng hoặc cắt giảm sâu hơn nữa so với cam kết trong cuộc họp diễn ra Chủ Nhật tới.
Kết phiên giao dịch hôm thứ Sáu (25/3), giá dầu tăng nhẹ, tuy nhiên tổng kết cả tuần giá dầu vẫn giảm 2% do thị trường lo ngại về sản lượng và trữ lượng dầu đá phiến Mỹ tiếp tục tăng ở mức kỷ lục phá vỡ nỗ lực cắt giảm dầu thừa của một số nước thành viên OPEC và ngoài OPEC.
Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần trước, giá dầu WTI kỳ hạn tháng Năm tăng 27 cent, tương đương 0,6% lên mức 47,97 USD/thùng. Trước đó, hôm thứ Tư (23/3), giá dầu WTI kỳ hạn giảm xuống còn 47,01 USD/thùng- mức thấp kỷ lục kể từ 30/12/2016.
Tổng kết tuần, giá tham chiếu của dầu Mỹ giảm 81 cent, tương đương 1,7%.
Cùng lúc đó, giá dầu Brent giao trong tháng Năm nhích 24 cent, đạt mức 50,9 USD/thùng. Tổng kết phiên cả tuần giá dầu Brent kỳ hạn giảm 96 cent, tương đương 1,9% so với tuần trước.
Giá của một số năng lượng khac cũng biến động nhẹ.
Giá gas tự nhiên kỳ hạn tháng Tư tăng 2,5 cent lên mức 3,076 USD/BTU.
Thứ sáu tuần trước Baker Hughes công bố dữ liệu về số lượng giàn khoan của Mỹ. Theo đó, Mỹ đã tăng cường thêm 21 giàn, nâng tổng số giàn khoan lên 652 giàn, mức cao kỷ lục kể từ tháng 9/2015.
Trong khi đó, Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ hôm thứ Tư tuần trước cho biết trữ lượng dầu thô tăng 5 triệu thùng, chạm mốc kỷ lục 533,1 triệu thùng. Điều này càng làm tăng thêm tâm lý lo ngại lượng dầu thừa trên thị trường của các nhà đầu tư.
Năm ngoái, các nước thành viên OPEC và ngoài OPEC trong đó có Nga cam kết cắt giảm khoảng 1,8 triệu thùng/ngày trong sáu tháng đầu năm 2017 xuống còn 32,5 triệu thùng/ngày. Trong đó, OPEC đăng ký cắt giảm 1,2 triệu thùng/ngày và khoảng 600.000 thùng/ngày đối với các nước ngoài OPEC.
Với tình hình trữ lượng dầu thế giới vẫn tiếp tục tăng như hiện nay, OPEC bày tỏ muốn kéo dài cam kết cắt giảm sản lượng khai thác qua tháng Sáu nhằm cân bằng thị trường song song với việc yêu cầu các nước ngoài OPEC tăng cường nỗ lực tuân thủ cam kết.
Trong tuần tới, thị trường sẽ tiếp tục theo dõi dữ liệu hàng tuần về trữ lượng dầu thô Mỹ sẽ được công bố vào hôm thứ Ba.
Cùng lúc đó, các thương gia tiếp tục chờ đợi động thái của OPEC trong việc kéo dài cam kết cắt giảm sản lượng hoặc cắt giảm sâu hơn nữa so với cam kết trong cuộc họp diễn ra Chủ Nhật tới.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak cho biết còn quá sớm để quyết định xem có nên kéo dài cam kết cắt giảm hay không.
Một số sự kiện trong tuần sẽ ảnh hưởng tới thị trường dầu
Kết phiên giao dịch hôm thứ Sáu (25/3), giá dầu tăng nhẹ, tuy nhiên tổng kết cả tuần giá dầu vẫn giảm 2% do thị trường lo ngại về sản lượng và trữ lượng dầu đá phiến Mỹ tiếp tục tăng ở mức kỷ lục phá vỡ nỗ lực cắt giảm dầu thừa của một số nước thành viên OPEC và ngoài OPEC.
Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần trước, giá dầu WTI kỳ hạn tháng Năm tăng 27 cent, tương đương 0,6% lên mức 47,97 USD/thùng. Trước đó, hôm thứ Tư (23/3), giá dầu WTI kỳ hạn giảm xuống còn 47,01 USD/thùng- mức thấp kỷ lục kể từ 30/12/2016.
Tổng kết tuần, giá tham chiếu của dầu Mỹ giảm 81 cent, tương đương 1,7%.
Giá của một số năng lượng khac cũng biến động nhẹ.
Giá gas tự nhiên kỳ hạn tháng Tư tăng 2,5 cent lên mức 3,076 USD/BTU.
Thứ sáu tuần trước Baker Hughes công bố dữ liệu về số lượng giàn khoan của Mỹ. Theo đó, Mỹ đã tăng cường thêm 21 giàn, nâng tổng số giàn khoan lên 652 giàn, mức cao kỷ lục kể từ tháng 9/2015.
Trong khi đó, Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ hôm thứ Tư tuần trước cho biết trữ lượng dầu thô tăng 5 triệu thùng, chạm mốc kỷ lục 533,1 triệu thùng. Điều này càng làm tăng thêm tâm lý lo ngại lượng dầu thừa trên thị trường của các nhà đầu tư.
Năm ngoái, các nước thành viên OPEC và ngoài OPEC trong đó có Nga cam kết cắt giảm khoảng 1,8 triệu thùng/ngày trong sáu tháng đầu năm 2017 xuống còn 32,5 triệu thùng/ngày. Trong đó, OPEC đăng ký cắt giảm 1,2 triệu thùng/ngày và khoảng 600.000 thùng/ngày đối với các nước ngoài OPEC.
Với tình hình trữ lượng dầu thế giới vẫn tiếp tục tăng như hiện nay, OPEC bày tỏ muốn kéo dài cam kết cắt giảm sản lượng khai thác qua tháng Sáu nhằm cân bằng thị trường song song với việc yêu cầu các nước ngoài OPEC tăng cường nỗ lực tuân thủ cam kết.
Trong tuần tới, thị trường sẽ tiếp tục theo dõi dữ liệu hàng tuần về trữ lượng dầu thô Mỹ sẽ được công bố vào hôm thứ Ba.
Cùng lúc đó, các thương gia tiếp tục chờ đợi động thái của OPEC trong việc kéo dài cam kết cắt giảm sản lượng hoặc cắt giảm sâu hơn nữa so với cam kết trong cuộc họp diễn ra Chủ Nhật tới.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak cho biết còn quá sớm để quyết định xem có nên kéo dài cam kết cắt giảm hay không.
Một số sự kiện trong tuần sẽ ảnh hưởng tới thị trường dầu
- Thứ Ba (28/3): Viện Dầu mỏ Hoa Kỳ công bố báo cáo lượng cung ứng dầu thô Mỹ.
- Thứ Tư (29/3): Cơ quan Quản lý Năng lượng Mỹ công bố dữ liệu hàng tuần về trữ lượng xăng dầu.
- Thứ Năm (30/3): Chính phủ Mỹ công bố báo cáo hàng tuần về lượng khí gas cung ứng.
- Thứ Sáu (31/3): Baker Hughes công bố dữ liệu hàng tuần về số lượng giàn khoan Mỹ.
NDH.vn
Relate Threads