Trong tuần này, thị trường tiếp tục hướng tới thông tin hàng tuần về trữ lượng dầu thô và các sản phẩm lọc hóa dầu khác được công bố vào thứ Ba và thứ Tư.
Giá dầu tăng nhẹ vào hôm thứ Sáu tuy nhiên tổng kết cả tuần, giá dầu vẫn tiếp tục giảm do thị trường chịu áp lực từ trữ lượng dầu đá phiến Mỹ tăng, phá vỡ nỗ lực cắt giảm trữ lượng dầu thừa trên thị trường của OPEC và một số quốc gia khác.
Giá dầu WTI giao trong tháng 7 tăng 19 cent tương đương 0,4% lên mức 45,83 USD/thùng. Hôm thứ Năm, giá dầu chạm đáy kể từ 5/5 ở mức 45,2 USD/thùng.
Cũng trong phiên giao dịch hôm thứ Sáu, giá dầu Brent giao trong tháng 8 tăng 29 cent lên mức 48,15 USD/thùng.
Như vậy, tuần trước giá dầu WTI giảm 1,83 USD tương đương 3,8% trong khi giá dầu Brent giảm 1,8 USD tương đương 3,6%.
Nỗi lo trữ lượng dầu đá phiến tiếp tục tăng, phá vỡ nỗ lực của OPEC và một số quốc gia khác trong việc tái cân bằng lại thị trường dầu. Tháng trước, trong cuộc họp OPEC diễn tra ngày 25/5 các nước đã đi đến quyết định kéo dài thỏa thuận cắt giảm sản lượng 1,8 triệu thùng/ngày thêm 9 tháng.
Dữ liệu từ công ty dịch vụ dầu khí Baker Hughes công bố hôm thứ Sáu cho thấy số lượng giàn khoan Mỹ tuần trước tiếp tục tăng 8 giàn lên 741 giàn, mức cao nhất kể từ tháng 7/2015.
Dữ liệu này được công bố trong bối cảnh trữ lượng dầu thô Mỹ trong tuần trước tăng đột biến.
Trong tuần này, thị trường tiếp tục hướng tới thông tin hàng tuần về trữ lượng dầu thô và các sản phẩm lọc hóa dầu khác được công bố vào thứ Ba và thứ Tư. Cùng lúc đó, các nhà đầu tư sẽ chú ý tới báo cáo hàng tháng của OPEC và Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA nhằm đánh giá tình cung-cầu dầu trên thị trường.
Một số sự kiện được dự báo sẽ ảnh hướng giá dầu trong tuần này.
Thứ Ba (13/6): OPEC công bố báo cáo hàng tháng về thị trường dầu thô; Viện Dầu khí Mỹ công bố báo cáo trữ lượng dầu thô.
Thứ Tư (14/6): Cơ quan Năng lượng Quốc tế công bố báo cáo hàng tháng về cung-cầu dầu trên thị trường toàn cầu; Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lương bố bố báo cáo trữ lượng xăng và dầu của Mỹ.
Thứ Năm (15/6): Chính phủ Mỹ công bố báo cáo hàng tháng về trữ lượng khí gas.
Thứ Sáu (16/6): Baker Hughes công bố dữ liệu hàng tuần về số lượng giàn khoan Mỹ
Giá dầu tăng nhẹ vào hôm thứ Sáu tuy nhiên tổng kết cả tuần, giá dầu vẫn tiếp tục giảm do thị trường chịu áp lực từ trữ lượng dầu đá phiến Mỹ tăng, phá vỡ nỗ lực cắt giảm trữ lượng dầu thừa trên thị trường của OPEC và một số quốc gia khác.
Giá dầu WTI giao trong tháng 7 tăng 19 cent tương đương 0,4% lên mức 45,83 USD/thùng. Hôm thứ Năm, giá dầu chạm đáy kể từ 5/5 ở mức 45,2 USD/thùng.
Cũng trong phiên giao dịch hôm thứ Sáu, giá dầu Brent giao trong tháng 8 tăng 29 cent lên mức 48,15 USD/thùng.
Nỗi lo trữ lượng dầu đá phiến tiếp tục tăng, phá vỡ nỗ lực của OPEC và một số quốc gia khác trong việc tái cân bằng lại thị trường dầu. Tháng trước, trong cuộc họp OPEC diễn tra ngày 25/5 các nước đã đi đến quyết định kéo dài thỏa thuận cắt giảm sản lượng 1,8 triệu thùng/ngày thêm 9 tháng.
Dữ liệu từ công ty dịch vụ dầu khí Baker Hughes công bố hôm thứ Sáu cho thấy số lượng giàn khoan Mỹ tuần trước tiếp tục tăng 8 giàn lên 741 giàn, mức cao nhất kể từ tháng 7/2015.
Dữ liệu này được công bố trong bối cảnh trữ lượng dầu thô Mỹ trong tuần trước tăng đột biến.
Trong tuần này, thị trường tiếp tục hướng tới thông tin hàng tuần về trữ lượng dầu thô và các sản phẩm lọc hóa dầu khác được công bố vào thứ Ba và thứ Tư. Cùng lúc đó, các nhà đầu tư sẽ chú ý tới báo cáo hàng tháng của OPEC và Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA nhằm đánh giá tình cung-cầu dầu trên thị trường.
Một số sự kiện được dự báo sẽ ảnh hướng giá dầu trong tuần này.
Thứ Ba (13/6): OPEC công bố báo cáo hàng tháng về thị trường dầu thô; Viện Dầu khí Mỹ công bố báo cáo trữ lượng dầu thô.
Thứ Tư (14/6): Cơ quan Năng lượng Quốc tế công bố báo cáo hàng tháng về cung-cầu dầu trên thị trường toàn cầu; Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lương bố bố báo cáo trữ lượng xăng và dầu của Mỹ.
Thứ Năm (15/6): Chính phủ Mỹ công bố báo cáo hàng tháng về trữ lượng khí gas.
Thứ Sáu (16/6): Baker Hughes công bố dữ liệu hàng tuần về số lượng giàn khoan Mỹ
NDH.vn
Relate Threads