Giá dầu tăng nhẹ trong phiên giao dịch ngày 19/1 nhưng số liệu dự trữ tăng mạnh vẫn là rào cản lớn.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết thị trường dầu mỏ toàn cầu đã và đang thu hẹp lại ngay cả trước khi Tổ chức các nước Xuất khẩu Dầu lửa (OPEC) và một số quốc gia khác, dẫn đầu bởi Nga, đạt được thỏa thuận.
IEA cho rằng thời điểm này là quá sớm để đánh giá sự tuân thủ của các thành viên OPEC với thỏa thuận cắt giảm sản lượng nội bộ 1,2 triệu thùng/ngày. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê của IEA, dự trữ dầu thương mại tại các nước phát triển giảm liên tiếp từ tháng 8/2016 tới tháng 11/2016 và dự kiến số liệu tháng 12/2016 sẽ tiếp tục xu hướng này.
Giá dầu WTI tăng 29 cent (0,57%) lên mức 51,37 USD/thùng. Trong phiên giao dịch trước đó, giá dầu WTI có thời điểm rơi xuống 50,91 USD/thùng – mức thấp nhất trong 1 tuần qua.
Giá dầu Brent tăng 24 cent (0,45%) lên mức 54,16 USD/thùng. Trong phiên giao dịch trước đó, giá dầu Brent mất tới 2,8%.
Đồng USD tăng giá trong phiên giao dịch ngày 19/1 cũng là một nguyên nhân hạn chế sự phục hồi của giá dầu.
Trong phiên giao dịch ngày 18/1, giá dầu sụt giảm mạnh sau khi Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết lượng dầu lưu kho tại Mỹ tăng đột biến trong tuần trước bởi các nhà máy lọc dầu cắt giảm sản lượng lớn.
Diễn biến giá dầu Brent trong 3 tháng qua
Từ ngày 7/1 tới ngày 13/1, lượng dầu lưu kho tại Mỹ tăng 2,3 triệu thùng, trái ngược với dự báo giảm 342.000 thùng được các chuyên gia đưa ra trước đó.
Bên cạnh đó, các số liệu cũng cho thấy lượng xăng lưu kho tăng cao hơn dự kiến trong khi lượng dự trữ các sản phẩm trưng cất lại bất ngờ giảm. Lượng xăng lưu kho đang đạt mức kỷ lục vào thời điểm này trong năm bởi các nhà máy lọc dầu bắt đầu dự trữ trước mùa hè (mùa lái xe).
Giá dầu chưa có nhiều đột biến trong năm 2017 bởi một mặt các thị trường kỳ vọng tình trạng dư cung sẽ được giải quyết sau thỏa thuận lịch sử của OPEC, một mặt các nhà đầu tư lại lo ngại về sự hồi sinh của dầu đá phiến Mỹ khiến nỗ lực cân bằng thị trường của OPEC thành công cốc.
Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đang diễn ra ở Davos (Thụy Sĩ), giám đốc IEA – ông Faith Birol – dự báo sản lượng dầu đá phiến Mỹ sẽ tăng 500.000 thùng/ngày trong năm nay và đây là mức tăng kỷ lục của các nhà sản xuất tại Mỹ.
Mặc dù vậy, IEA cũng cho biết thị trường toàn cầu đang cân đối với tốc độ chậm nhờ nhu cầu tăng.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cảnh báo rằng nếu không giữ được thỏa thuận OPEC, thị trường sẽ lại sớm ngập trong dầu.
Thỏa thuận cắt giảm sản lượng lần này của OPEC là thỏa thuận đầu tiên của 14 quốc gia thành viên kể từ năm 2008. Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arab – ông Khalid al-Falih – cho biết tổ chức này muốn duy trì mối quan hệ gắn bó lâu đời với Nga và kéo dài thỏa thuận từ 6 tháng lên thành 1 năm nếu thị trường chưa đạt được sự cân bằng cần thiết.
OPEC cho biết đã tiến hành cắt giảm sản lượng từ tháng 12/2016 tuy nhiên sản lượng tại Mỹ đang có dấu hiệu tăng khi giá dầu phục hồi.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết thị trường dầu mỏ toàn cầu đã và đang thu hẹp lại ngay cả trước khi Tổ chức các nước Xuất khẩu Dầu lửa (OPEC) và một số quốc gia khác, dẫn đầu bởi Nga, đạt được thỏa thuận.
IEA cho rằng thời điểm này là quá sớm để đánh giá sự tuân thủ của các thành viên OPEC với thỏa thuận cắt giảm sản lượng nội bộ 1,2 triệu thùng/ngày. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê của IEA, dự trữ dầu thương mại tại các nước phát triển giảm liên tiếp từ tháng 8/2016 tới tháng 11/2016 và dự kiến số liệu tháng 12/2016 sẽ tiếp tục xu hướng này.
Giá dầu WTI tăng 29 cent (0,57%) lên mức 51,37 USD/thùng. Trong phiên giao dịch trước đó, giá dầu WTI có thời điểm rơi xuống 50,91 USD/thùng – mức thấp nhất trong 1 tuần qua.
Giá dầu Brent tăng 24 cent (0,45%) lên mức 54,16 USD/thùng. Trong phiên giao dịch trước đó, giá dầu Brent mất tới 2,8%.
Đồng USD tăng giá trong phiên giao dịch ngày 19/1 cũng là một nguyên nhân hạn chế sự phục hồi của giá dầu.
Trong phiên giao dịch ngày 18/1, giá dầu sụt giảm mạnh sau khi Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết lượng dầu lưu kho tại Mỹ tăng đột biến trong tuần trước bởi các nhà máy lọc dầu cắt giảm sản lượng lớn.
Diễn biến giá dầu Brent trong 3 tháng qua
Bên cạnh đó, các số liệu cũng cho thấy lượng xăng lưu kho tăng cao hơn dự kiến trong khi lượng dự trữ các sản phẩm trưng cất lại bất ngờ giảm. Lượng xăng lưu kho đang đạt mức kỷ lục vào thời điểm này trong năm bởi các nhà máy lọc dầu bắt đầu dự trữ trước mùa hè (mùa lái xe).
Giá dầu chưa có nhiều đột biến trong năm 2017 bởi một mặt các thị trường kỳ vọng tình trạng dư cung sẽ được giải quyết sau thỏa thuận lịch sử của OPEC, một mặt các nhà đầu tư lại lo ngại về sự hồi sinh của dầu đá phiến Mỹ khiến nỗ lực cân bằng thị trường của OPEC thành công cốc.
Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đang diễn ra ở Davos (Thụy Sĩ), giám đốc IEA – ông Faith Birol – dự báo sản lượng dầu đá phiến Mỹ sẽ tăng 500.000 thùng/ngày trong năm nay và đây là mức tăng kỷ lục của các nhà sản xuất tại Mỹ.
Mặc dù vậy, IEA cũng cho biết thị trường toàn cầu đang cân đối với tốc độ chậm nhờ nhu cầu tăng.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cảnh báo rằng nếu không giữ được thỏa thuận OPEC, thị trường sẽ lại sớm ngập trong dầu.
Thỏa thuận cắt giảm sản lượng lần này của OPEC là thỏa thuận đầu tiên của 14 quốc gia thành viên kể từ năm 2008. Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arab – ông Khalid al-Falih – cho biết tổ chức này muốn duy trì mối quan hệ gắn bó lâu đời với Nga và kéo dài thỏa thuận từ 6 tháng lên thành 1 năm nếu thị trường chưa đạt được sự cân bằng cần thiết.
OPEC cho biết đã tiến hành cắt giảm sản lượng từ tháng 12/2016 tuy nhiên sản lượng tại Mỹ đang có dấu hiệu tăng khi giá dầu phục hồi.
NDH.vn
Relate Threads