Triều Tiên sẽ điêu đứng nếu Trung Quốc cắt dầu trong 12 tuần?

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
Thep AP, kể từ 21/4, người sử dụng ô tô ở Thủ đô Bình Nhưỡng, Triều Tiên đang đổ xô đi đổ xăng do các trạm xăng bắt đầu giới hạn dịch vụ, thậm chí đóng cửa trong bối cảnh lo ngại thiếu hụt xăng trầm trọng tại nước này.

Theo AP, tại các trạm xăng ở Bình Nhưỡng trong vài ngày gần đây đều đề sẵn các tấm biển thông báo việc bán xăng bắt đầu bị hạn chế, chỉ ưu tiên cho xe của các nhà ngoại giao và các tổ chức quốc tế.

north-korea-collapse-china-oil-fuel-embargo-kim-jong-un-916689-1493093765.jpg

Có thông tin cho rằng, các cây xăng khác thậm chí còn đóng cửa hoặc không bán cho người dân địa phương. Số lượng xe chờ đổ xăng xếp hàng dài hơn bình thường và giá xăng đã tăng lên 83% chỉ trong 3 ngày qua, theo Daily Star.

Điều này khiến dòng xe xếp hàng tại các trạm xăng ngày càng đông đúc. Hiện chưa rõ nguyên nhân của việc hạn chế bán xăng và tình trạng này sẽ kéo dài trong bao lâu.

Từ trước tới nay, Triều Tiên chủ yếu dựa vào nguồn cung nhiên liệu từ Trung Quốc. Trong thời gian gần đây, có những thông tin nói rằng Bắc Kinh đang bắt đầu thắt chặt các lệnh trừng phạt quốc tế với Bình Nhưỡng, buộc nước này từ bỏ việc phát triển chương trình hạt nhân và tên lửa.

Tuy nhiên, chuyên gia Kim Dong-jil, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Triều Tiên tại Đại học Bắc Kinh cho biết, ông chưa nắm được thông tin Trung Quốc đã hạn chế cung cấp nhiên liệu để gây áp lực với Bình Nhưỡng. Trong khi đó bộ Thương mại Trung Quốc cũng không bình luận về thông tin này.

Hôm 21/4, người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc - Lục Khảng cũng lấp lửng trong câu trả lời khi nói rằng “các chính sách Trung Quốc đang áp dụng nên được cập nhật từ các thông cáo của Chính phủ Trung Quốc”, còn với các tin đồn thì “mọi người có thể tin hoặc không”.

Khác với các nước khác trên thế giới, xăng tại Triều Tiên được bán theo kg chứ không theo lít, với giá tương ứng khoảng 1,25 USD/kg. Khi mua xăng, khách hàng đầu tiên phải mua phiếu điền số lượng xăng cần mua. Sau khi đổ xăng, phiếu này có thể sử dụng thêm nhiều lần nếu vẫn còn dư. Thông thường mỗi phiếu tương đương với 15 kg xăng.

Nguồn cung xăng dầu do Chính phủ trực tiếp kiểm soát và có sự khác biệt giá giữa các cây xăng với nhau. Việc thiếu hụt xăng dầu có thể là vấn đề lớn với Triều Tiên khi lượng ô tô tham gia giao thông tại Bình Nhưỡng tăng cao trong vài năm trở lại đây.

Theo Daily Star, việc thiếu hụt nhiên liệu còn gây ảnh hưởng lớn đến các kế hoạch quân sự của nước này khi hầu hết Triều Tiên vẫn sử dụng hệ thống tên lửa nhiên liệu lỏng. Dầu hỏa được lấy từ nguồn cung dầu thô của Trung Quốc, thường được sử dụng trong các loại tên lửa nhiên liệu lỏng của nước này.

Theo một số nguồn tin ngoại giao, hiện chưa rõ Trung Quốc đã cắt giảm nguồn cung hay chỉ mới đe dọa Bình Nhưỡng như vậy, nhưng giới phân tích cho rằng, nếu Triều Tiên không còn nhận được số lượng nguyên vẹn như trước từ Trung Quốc, thì những ảnh hưởng tiêu cực sẽ vô cùng lớn.

Một chuyên gia từ IBK Bank của Hàn Quốc lập luận, một lệnh cấm vận dầu sẽ khiến cho toàn bộ Triều Tiên bị “tê liệt”.

Cho Bong-hyun cho biết: "Nếu Trung Quốc cắt nguồn dầu trong ba tháng, Triều Tiên sẽ không thể tiếp tục tồn tại”.

"Điều này có thể làm tăng khả năng xảy ra sự lụi bại của Triều Tiên và có thể có ảnh hưởng xấu đến Trung Quốc", ông nói thêm.

Mặc dù Trung Quốc không báo cáo số lượng các chuyến hàng chở dầu đến Bình Nhưỡng, phía Hàn Quốc ước tính nước này cung cấp khoảng 500.000 tấn dầu thô mỗi năm.

Thời gian qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gây sức ép yêu cầu Trung Quốc tăng cường các biện pháp mạnh tay hơn trong giải quyết vấn đề Triều Tiên và các chuyên gia nói rằng một lệnh cấm vận dầu có thể bắt nguồn từ điều này.

Tuy nhiên, nhà phân tích Bonnie Glaser của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington, cho biết dù vậy đây sẽ chỉ là một động thái ngắn hạn.

"Việc cắt giảm dầu trong một thời gian dài có lẽ là sự trừng phạt khó khăn nhất mà Trung Quốc có thể áp đặt", bà nói. "Họ có thể giảm bớt nguồn cung, ngừng phân phối trong một hoặc hai tuần, nhưng sẽ không cắt hoàn toàn".

Cho dù lệnh cấm vận có thực hay không, các phương tiện truyền thông của nhà nước Trung Quốc cũng đang cho thấy điều này hoàn toàn có khả năng.

Tờ Global Times ở Bắc Kinh đưa tin: “Việc thử nghiệm hạt nhân có thể gây nguy hiểm cho Đông Bắc Trung Quốc. Vì vậy, các biện pháp trừng phạt của Bắc Kinh theo yêu cầu từ LHQ sẽ được nâng cao thông qua việc giảm đáng kể lượng xăng dầu xuất khẩu sang Triều Tiên".

Người Đưa Tin​
 

Việc làm nổi bật

Top