Trong suốt thời kỳ giá dầu ở mức thấp, các hòn đảo ở vùng biển Carribean được đánh giá có triển vọng loại A về trữ lượng dầu lâu dài nhất trong 3 thập kỉ, với trữ lượng lên đến hàng triệu thùng. Bây giờ, trữ lượng dầu đó đang “chảy đi”, một dấu hiệu rằng thị trường đang tái cân bằng.
Kể từ giữa tháng 2, khoảng 10 đến 20 triệu thùng đã rời đi từ vùng biển Caribbean, theo các ước tính từ những người giao dịch yêu cầu được giấu tên vì dữ liệu của họ là độc quyền, việc trữ lượng dầu bị bòn rút tại đây, mà hầu hết nhiều người trên thị trường đều không chú ý đến, phản ánh tác động của sự cắt giảm sản lượng do OPEC và Nga điều phối.
Thuế thấp và vị trí địa lý của Carribean gần với các trung tâm dầu mỏ ở Mỹ và Mỹ Latinh đã biến khu vực này trở thành một trong những trung tâm trữ dầu lớn nhất thế giới, nắm giữ số lượng lên tới 140 triệu thùng dầu. Mặc dù việc thiếu các dữ liệu chính thức có thể làm cho việc kinh doanh dầu mỏ tại khu vực này trở nên khó nhận biết, thông tin là chìa khóa để vẽ ra một bức tranh đầy đủ về cung cầu toàn cầu vào thời điểm thị trường bất định hiện nay.
“Carribean và các khu vực trữ dầu khác đang giảm nhanh chóng lượng dầu trong những tuần vừa qua”, Amrita Sen, trưởng nhóm chuyên gia phân tích dầu mỏ tại Energy Aspects cho biết trong một ghi chú gửi tới khách hàng. “Những dấu hiệu đầu tiên của việc bắt đầu tái cân bằng là đây.”
Mới đây, Mohammad Barkindo – Tổng thư ký OPEC cho biết, ông vẫn “lạc quan một cách thận trọng” rằng khoảng cách giữa cung và cầu đang bắt đầu thắt chặt. Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và 11 nước đồng ý cắt giảm sản lượng trong nửa đầu năm nay đang cân nhắc liệu có nên kéo dài thời gian cắt giảm đến cuối năm 2017 hay không.
Giá dầu West Texas Intermediate (WTI) giảm 0.7% xuống còn 50.24 USD/ thùng tại New York hôm thứ Hai. Giá dầu đã giảm khoảng 10% trong năm nay do các kho dự trữ dầu thô ở Mỹ từ tháng 12 đã tăng gần 55 triệu thùng lên 534 triệu thùng, mức cao nhất kể từ năm 1929.
Grand Bahama, Aruba, Bonaire, Curaçao, St. Eustatius và St. Lucia, chủ yếu được biết đến với những bãi biển thu hút du khách yêu thích ánh nắng mặt trời từ khắp nơi trên thế giới, tất cả đều có các kho chứa trữ các sản phẩm dầu thô và tinh chế.
Các công ty dầu mỏ của Trung Quốc thuê được trữ lượng hàng triệu thùng ở phía nam biển Caribbean dẫn đầu lượng vận chuyển dầu mỏ từ những hòn đảo này, các nhà giao dịch cho biết. Công ty PetroChina đã sử dụng tàu chở dầu thô Nectar vào tháng trước để vận chuyển trữ lượng dầu tại Aruba và Curaçao, theo dữ liệu theo dõi dầu mỏ của Bloomberg. Nó cũng đã chất đầy tàu Maxim, một tàu chở dầu thô lớn khác (VLCC), với dầu thô từ biển Caribbean.
Các nhà máy lọc dầu của Ấn Độ cũng đang lấy đi dầu thô. Trong một chuyến hàng hiếm hoi, công ty Reliance Industries nhận được dầu thô của Ecuador được trữ tại hòn đảo Grand Bahama từ tàu chở dầu DHT Condor. Gần đây hơn, một tàu chở dầu khổng lồ khác, Amphitrite, đã lấy dầu của Venezuela từ một nhà ga ở St. Eustatius và cũng bán cho Reliance.
“Trữ lượng dầu thô toàn cầu đang giảm”, Mike Loya, giám đốc điều hành cao cấp tại Vitol Group BV, công ty kinh doanh dầu mỏ độc lập lớn nhất thế giới có trụ sở tại Houston, cho biết.
Việc dầu thô rời khỏi vùng Caribbean cũng phản ánh sự thay đổi trong mối quan hệ giữa giá dầu giao ngay và giá dầu kỳ hạn. Trong phần lớn năm 2015 và 2016, giá giao ngay thấp hơn mức giá kỳ hạn. Trong một thị trường bù hoãn mua (contango market), các nhà giao dịch có thể mua các thùng dầu, trữ chúng vào kho và thu lời bằng cách bán chúng tại thị trường tương lai.
Chênh lệch giá giữa dầu thô Brent giao ngay và kỳ hạn một năm, một tiêu chuẩn bù hoãn mua chính, đã lên đến hơn 11 USD/ thùng vào tháng 11 năm 2015. Tuy nhiên, sau khi OPEC và Nga tuyên bố việc cắt giảm sản lượng của họ vào cuối năm ngoái, bù hoãn mua đã tiêu tan, với mức giá Brent kỳ hạn một năm chỉ còn khoảng 80 cent/ thùng vào thứ 2.
“Những trữ lượng dầu mỏ ít thấy rõ hơn đang bị bòn rút,” Martijn Rats, chuyên gia phân tích dầu mỏ của Morgan Stanley tại London cho biết.
Kể từ giữa tháng 2, khoảng 10 đến 20 triệu thùng đã rời đi từ vùng biển Caribbean, theo các ước tính từ những người giao dịch yêu cầu được giấu tên vì dữ liệu của họ là độc quyền, việc trữ lượng dầu bị bòn rút tại đây, mà hầu hết nhiều người trên thị trường đều không chú ý đến, phản ánh tác động của sự cắt giảm sản lượng do OPEC và Nga điều phối.
“Carribean và các khu vực trữ dầu khác đang giảm nhanh chóng lượng dầu trong những tuần vừa qua”, Amrita Sen, trưởng nhóm chuyên gia phân tích dầu mỏ tại Energy Aspects cho biết trong một ghi chú gửi tới khách hàng. “Những dấu hiệu đầu tiên của việc bắt đầu tái cân bằng là đây.”
Mới đây, Mohammad Barkindo – Tổng thư ký OPEC cho biết, ông vẫn “lạc quan một cách thận trọng” rằng khoảng cách giữa cung và cầu đang bắt đầu thắt chặt. Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và 11 nước đồng ý cắt giảm sản lượng trong nửa đầu năm nay đang cân nhắc liệu có nên kéo dài thời gian cắt giảm đến cuối năm 2017 hay không.
Giá dầu West Texas Intermediate (WTI) giảm 0.7% xuống còn 50.24 USD/ thùng tại New York hôm thứ Hai. Giá dầu đã giảm khoảng 10% trong năm nay do các kho dự trữ dầu thô ở Mỹ từ tháng 12 đã tăng gần 55 triệu thùng lên 534 triệu thùng, mức cao nhất kể từ năm 1929.
Grand Bahama, Aruba, Bonaire, Curaçao, St. Eustatius và St. Lucia, chủ yếu được biết đến với những bãi biển thu hút du khách yêu thích ánh nắng mặt trời từ khắp nơi trên thế giới, tất cả đều có các kho chứa trữ các sản phẩm dầu thô và tinh chế.
Các công ty dầu mỏ của Trung Quốc thuê được trữ lượng hàng triệu thùng ở phía nam biển Caribbean dẫn đầu lượng vận chuyển dầu mỏ từ những hòn đảo này, các nhà giao dịch cho biết. Công ty PetroChina đã sử dụng tàu chở dầu thô Nectar vào tháng trước để vận chuyển trữ lượng dầu tại Aruba và Curaçao, theo dữ liệu theo dõi dầu mỏ của Bloomberg. Nó cũng đã chất đầy tàu Maxim, một tàu chở dầu thô lớn khác (VLCC), với dầu thô từ biển Caribbean.
Các nhà máy lọc dầu của Ấn Độ cũng đang lấy đi dầu thô. Trong một chuyến hàng hiếm hoi, công ty Reliance Industries nhận được dầu thô của Ecuador được trữ tại hòn đảo Grand Bahama từ tàu chở dầu DHT Condor. Gần đây hơn, một tàu chở dầu khổng lồ khác, Amphitrite, đã lấy dầu của Venezuela từ một nhà ga ở St. Eustatius và cũng bán cho Reliance.
“Trữ lượng dầu thô toàn cầu đang giảm”, Mike Loya, giám đốc điều hành cao cấp tại Vitol Group BV, công ty kinh doanh dầu mỏ độc lập lớn nhất thế giới có trụ sở tại Houston, cho biết.
Việc dầu thô rời khỏi vùng Caribbean cũng phản ánh sự thay đổi trong mối quan hệ giữa giá dầu giao ngay và giá dầu kỳ hạn. Trong phần lớn năm 2015 và 2016, giá giao ngay thấp hơn mức giá kỳ hạn. Trong một thị trường bù hoãn mua (contango market), các nhà giao dịch có thể mua các thùng dầu, trữ chúng vào kho và thu lời bằng cách bán chúng tại thị trường tương lai.
Chênh lệch giá giữa dầu thô Brent giao ngay và kỳ hạn một năm, một tiêu chuẩn bù hoãn mua chính, đã lên đến hơn 11 USD/ thùng vào tháng 11 năm 2015. Tuy nhiên, sau khi OPEC và Nga tuyên bố việc cắt giảm sản lượng của họ vào cuối năm ngoái, bù hoãn mua đã tiêu tan, với mức giá Brent kỳ hạn một năm chỉ còn khoảng 80 cent/ thùng vào thứ 2.
“Những trữ lượng dầu mỏ ít thấy rõ hơn đang bị bòn rút,” Martijn Rats, chuyên gia phân tích dầu mỏ của Morgan Stanley tại London cho biết.
Cẩm Anh/Bloomberg - Enternews.vn
Relate Threads