Lần đầu tiên trong lịch sử, hôm nay (19-10) chính quyền Saudi Arabia phải tìm cách vay mượn tiền từ nước ngoài để đảm bảo đủ cho ngân sách.
Theo AFP, giới chuyên gia nhận định đây là một chuyện bi hài của lịch sử khi giá dầu cho thấy sức mạnh của nó. Saudi Arabia giờ đây bị thâm thủng ngân sách đến 10% GDP, gấp ba lần của Pháp.
Trong nhiều thập niên trước đây, Saudi Arabia thường là chủ nợ của cả thế giới với hàng trăm tỉ USD có được từ nguồn dầu mỏ dồi dào dưới lòng đất. Chính quyền nước này đã dùng hàng tỉ USD cho Mỹ và phương tây vay lại.
Người Saudi vì thế sống như đế vương thực sự, không cần làm việc hoặc làm rất an nhàn và mọi thứ đã có trợ cấp từ nhà nước. Hàng ngàn Hoàng tử và Công chúa thuộc dòng dõi hoàng gia chẳng cần làm gì vì hằng tháng đều được nhận tiền để chi xài cá nhân.
Cú sốc giá dầu rớt thảm hại trong thời gian dài đã cho thấy mặt trái của việc sống dựa vào chỉ nguồn tài nguyên thiên nhiên có sẵn. Giờ đây chính quyền Saudi đang phải tìm cách vay gấp cho được 10-15 tỉ USD và thậm chí đã chuẩn bị cho việc này bằng cách lập ra cơ quan quản lý nợ.
Ông Pascal Devaux, nhà kinh tế thuộc ngân hàng BNP Paribas, giải thích với tạp chí Challenges: “Chính quyền Riyadh buộc phải tìm thêm nguồn tiền khác ngoài nguồn từ dầu khí”.
Vị chuyên gia về Trung Đông này cho biết vào năm 2015, chính quyền Riyadh từng phải bù đắp thiếu hụt bằng cách bán tài sản (giải quyết được 80%) và chia nợ cho địa phương (giải quyết được 20%) và “giờ đây phải đi vay bên ngoài vì không còn làm gì được nữa".
Giải pháp đi vay được giới chuyên gia đánh giá rằng ngoài việc giúp giảm thiếu hụt ngân sách, còn giúp bơm tiền nhanh vào ngân hàng nước này để giảm tình trạng tăng lãi suất do tình hình giá dầu giảm.
Trong thời gian qua, để giảm chi tiêu, chính quyền Saudi đã thực sự bắt đầu “thắt lưng buộc bụng” với các giải pháp mà người dân nước này chưa từng hình dung trước đây như cắt giảm lương công chức, chuyển đổi lịch làm việc sang lịch phương tây để bớt ngày công…
Thậm chí chính quyền Saudi còn phải đi đầu, thực thi các nhượng bộ trong các cuộc Thương lượng về sản xuất dầu mỏ để đạt được sự đồng thuận với các thành viên của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) về việc giảm mức sản xuất để hỗ trợ tăng giá dầu.
Theo AFP, giới chuyên gia nhận định đây là một chuyện bi hài của lịch sử khi giá dầu cho thấy sức mạnh của nó. Saudi Arabia giờ đây bị thâm thủng ngân sách đến 10% GDP, gấp ba lần của Pháp.
Người Saudi vì thế sống như đế vương thực sự, không cần làm việc hoặc làm rất an nhàn và mọi thứ đã có trợ cấp từ nhà nước. Hàng ngàn Hoàng tử và Công chúa thuộc dòng dõi hoàng gia chẳng cần làm gì vì hằng tháng đều được nhận tiền để chi xài cá nhân.
Cú sốc giá dầu rớt thảm hại trong thời gian dài đã cho thấy mặt trái của việc sống dựa vào chỉ nguồn tài nguyên thiên nhiên có sẵn. Giờ đây chính quyền Saudi đang phải tìm cách vay gấp cho được 10-15 tỉ USD và thậm chí đã chuẩn bị cho việc này bằng cách lập ra cơ quan quản lý nợ.
Ông Pascal Devaux, nhà kinh tế thuộc ngân hàng BNP Paribas, giải thích với tạp chí Challenges: “Chính quyền Riyadh buộc phải tìm thêm nguồn tiền khác ngoài nguồn từ dầu khí”.
Vị chuyên gia về Trung Đông này cho biết vào năm 2015, chính quyền Riyadh từng phải bù đắp thiếu hụt bằng cách bán tài sản (giải quyết được 80%) và chia nợ cho địa phương (giải quyết được 20%) và “giờ đây phải đi vay bên ngoài vì không còn làm gì được nữa".
Giải pháp đi vay được giới chuyên gia đánh giá rằng ngoài việc giúp giảm thiếu hụt ngân sách, còn giúp bơm tiền nhanh vào ngân hàng nước này để giảm tình trạng tăng lãi suất do tình hình giá dầu giảm.
Trong thời gian qua, để giảm chi tiêu, chính quyền Saudi đã thực sự bắt đầu “thắt lưng buộc bụng” với các giải pháp mà người dân nước này chưa từng hình dung trước đây như cắt giảm lương công chức, chuyển đổi lịch làm việc sang lịch phương tây để bớt ngày công…
Thậm chí chính quyền Saudi còn phải đi đầu, thực thi các nhượng bộ trong các cuộc Thương lượng về sản xuất dầu mỏ để đạt được sự đồng thuận với các thành viên của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) về việc giảm mức sản xuất để hỗ trợ tăng giá dầu.
TÚ ANH - Báo Tuổi Trẻ
Relate Threads