Trong bối cảnh "dòng chảy" dầu thô khu vực Bắc Mỹ và Biển Bắc đang đổ về thị trường châu Á, đầu tháng 3, tập đoàn dầu khí Saudi Aramco giảm giá 30 cent/thùng đối với hợp đồng dầu Arab Light giao trong tháng 4.
Trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 4, Trung Quốc đang tăng cường nhập khẩu dầu thô từ Mỹ và khu vực Biển Bắc trong khi lượng nhập khẩu dầu từ các nước khu vực Trung Đông giảm đáng kể, đặc biệt là Ả-rập Saudi mà cụ thể ở đây là tập đoàn dầu khí quốc gia Saudi Aramco.
Trung Quốc nhập khẩu khoảng 1,21 triệu tấn dầu thô từ Mỹ trong 4 tháng đầu năm so với mức 30.000 tấn cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt, nhập khẩu dầu từ Anh nhảy vọt 240% lên 2,99 triệu tấn.
Nhập khẩu dầu thô từ Brazil và Argentina cũng tăng.
Việc Trung Quốc thay đổi đối tác mua dầu một phần là do khoảng cách về giá giữa dầu thô khu vực Trung Đông và ở các thị trường khác đang dần được thu hẹp do đợt cắt giảm sản lượng khai thác hồi tháng Một.
Cuối năm ngoái, OPEC và một số quốc gia sản xuất, xuất khẩu dầu khí khác trong đó có Nga ký cam kết cắt giảm 1,8 triệu thùng/ngày nhằm khắc phục tình trạng thừa dầu trên thị trường đồng thời đẩy giá dầu lên cao. Thỏa thuận này ban đầu có hiệu từ tháng 1- 6/2017. Thế nhưng nhiều người cho rằng mặc dù mức độ tuân thủ cam kết của các bên tham gia thỏa thuận khá cao nhưng trữ lượng dầu trên thị trường vẫn giữ ở mức cao hơn trung bình 5 năm. Trước điều này, hôm 25/5, OPEC và các nước đã đồng thuận kéo dài thời hạn thỏa thuận thêm 9 tháng nữa nhưng mức hạn định vẫn giữ nguyên như ban đầu.
Giá dầu khu vực biển Bắc và dầu khai thác ở Trung Đông luôn có sự chênh lệch do số lượng xăng và dầu nhẹ có thể triết xuất được trong cùng một lượng dầu thô. Theo đó, hàm lượng lưu huỳnh và độ đậm đặc của dầu Brent ở khu vực Biển Bắc và dầu thô của Mỹ khá thấp. Với cùng một lượng dầu nhưng từ dầu Brent có thế sản xuất ra được nhiều xăng và dầu nhẹ hơn, vì vậy loại dầu thô này thường đắt hơn so với dầu khai thác từ khu vực Trung Đông do chứa nhiều lưu huỳnh và đậm đặc hơn.
Tuy nhiên, kể từ khi OPEC cắt giảm sản lượng khai thác, giá dầu Dubai "vượt mặt" giá dầu WTI kỳ hạn. Trong vòng 4 tháng đầu năm 2016, trung bình giá dầu thô Mỹ cao hơn giá dầu Dubai 2,6 USD. Cùng kỳ năm nay, giá dầu Dubai lộn ngược dòng cao hơn dầu thô Mỹ 1,9 USD.
Trong khi đó, các nhà máy lọc dầu của Trung Quốc tích cực mua dầu thô khu vực Nam Mỹ. Đối với dầu nhập khẩu từ Brazil thường được mua trong hợp đồng dài hạn.
Trong bối cảnh "dòng chảy" dầu thô khu vực Bắc Mỹ và Biển Bắc đang đổ về thị trường châu Á, đầu tháng 3, tập đoàn dầu khí Saudi Aramco giảm giá 30 cent/thùng đối với hợp đồng dầu Arab Light giao trong tháng 4.
Một công ty dầu khí Nhật Bản cho biết đợt giảm giá này là nỗ lực của Ả-rập Saudi trong việc duy trì thị phần châu Á. Tập đoàn Saudi Aramco sau đó tiếp tục giảm giá trong 2 tháng liên tiếp.
Tỷ trọng dầu thô Ả-rập Saudi xuất khẩu sang Trung Quốc giảm 1,2% trong giai đoạn tháng 1 đến tháng 4 xuống còn 13,2%.
OPEC lên kế hoạch duy trì cắt giảm sản lượng đến hết tháng 3/2018. Tuy nhiên, chừng nào giá dầu ở khu vực Trung Đông còn kém hấp dẫn thì Trung Quốc- quốc gia tiêu thụ dầu lớn thứ hai thế giới, sẽ còn hướng tới thị trường khác có giá dầu rẻ hơn.\
Trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 4, Trung Quốc đang tăng cường nhập khẩu dầu thô từ Mỹ và khu vực Biển Bắc trong khi lượng nhập khẩu dầu từ các nước khu vực Trung Đông giảm đáng kể, đặc biệt là Ả-rập Saudi mà cụ thể ở đây là tập đoàn dầu khí quốc gia Saudi Aramco.
Trung Quốc nhập khẩu khoảng 1,21 triệu tấn dầu thô từ Mỹ trong 4 tháng đầu năm so với mức 30.000 tấn cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt, nhập khẩu dầu từ Anh nhảy vọt 240% lên 2,99 triệu tấn.
Nhập khẩu dầu thô từ Brazil và Argentina cũng tăng.
Việc Trung Quốc thay đổi đối tác mua dầu một phần là do khoảng cách về giá giữa dầu thô khu vực Trung Đông và ở các thị trường khác đang dần được thu hẹp do đợt cắt giảm sản lượng khai thác hồi tháng Một.
Cuối năm ngoái, OPEC và một số quốc gia sản xuất, xuất khẩu dầu khí khác trong đó có Nga ký cam kết cắt giảm 1,8 triệu thùng/ngày nhằm khắc phục tình trạng thừa dầu trên thị trường đồng thời đẩy giá dầu lên cao. Thỏa thuận này ban đầu có hiệu từ tháng 1- 6/2017. Thế nhưng nhiều người cho rằng mặc dù mức độ tuân thủ cam kết của các bên tham gia thỏa thuận khá cao nhưng trữ lượng dầu trên thị trường vẫn giữ ở mức cao hơn trung bình 5 năm. Trước điều này, hôm 25/5, OPEC và các nước đã đồng thuận kéo dài thời hạn thỏa thuận thêm 9 tháng nữa nhưng mức hạn định vẫn giữ nguyên như ban đầu.
Giá dầu khu vực biển Bắc và dầu khai thác ở Trung Đông luôn có sự chênh lệch do số lượng xăng và dầu nhẹ có thể triết xuất được trong cùng một lượng dầu thô. Theo đó, hàm lượng lưu huỳnh và độ đậm đặc của dầu Brent ở khu vực Biển Bắc và dầu thô của Mỹ khá thấp. Với cùng một lượng dầu nhưng từ dầu Brent có thế sản xuất ra được nhiều xăng và dầu nhẹ hơn, vì vậy loại dầu thô này thường đắt hơn so với dầu khai thác từ khu vực Trung Đông do chứa nhiều lưu huỳnh và đậm đặc hơn.
Tuy nhiên, kể từ khi OPEC cắt giảm sản lượng khai thác, giá dầu Dubai "vượt mặt" giá dầu WTI kỳ hạn. Trong vòng 4 tháng đầu năm 2016, trung bình giá dầu thô Mỹ cao hơn giá dầu Dubai 2,6 USD. Cùng kỳ năm nay, giá dầu Dubai lộn ngược dòng cao hơn dầu thô Mỹ 1,9 USD.
Trong bối cảnh "dòng chảy" dầu thô khu vực Bắc Mỹ và Biển Bắc đang đổ về thị trường châu Á, đầu tháng 3, tập đoàn dầu khí Saudi Aramco giảm giá 30 cent/thùng đối với hợp đồng dầu Arab Light giao trong tháng 4.
Một công ty dầu khí Nhật Bản cho biết đợt giảm giá này là nỗ lực của Ả-rập Saudi trong việc duy trì thị phần châu Á. Tập đoàn Saudi Aramco sau đó tiếp tục giảm giá trong 2 tháng liên tiếp.
Tỷ trọng dầu thô Ả-rập Saudi xuất khẩu sang Trung Quốc giảm 1,2% trong giai đoạn tháng 1 đến tháng 4 xuống còn 13,2%.
OPEC lên kế hoạch duy trì cắt giảm sản lượng đến hết tháng 3/2018. Tuy nhiên, chừng nào giá dầu ở khu vực Trung Đông còn kém hấp dẫn thì Trung Quốc- quốc gia tiêu thụ dầu lớn thứ hai thế giới, sẽ còn hướng tới thị trường khác có giá dầu rẻ hơn.\
NDH.VN
Relate Threads