Một số nhà máy lọc dầu hàng đầu Trung Quốc đã bất ngờ cắt giảm công suất trong khi nhu xăng dầu trong mùa hè tăng mạnh.
Tổng công suất lọc dầu của Trung Quốc trong quý III dự kiến sẽ giảm khoảng 10%. Dấu hiệu này cho thấy tăng trưởng nhu cầu của quốc gia nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới sẽ còn diễn biến thất thường.
Các nhà cung cấp dầu ở Tây Phi và châu Âu lo lắng trước nhu cầu dầu thô của Trung Quốc giảm trong thời gian gần đây. Cùng lúc đó trong tuần này, lượng dầu thừa trên thị trường liên tục tăng kéo giá dầu giao ngay xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11/2016.
Kể từ đầu tháng 6 đến nay, lượng dầu Trung Quốc nhập khẩu từ Angola giảm xuống mức thấp nhất ít nhất là trong năm nay. Được biết hầu hết số lượng dầu thô của Angola xuất khẩu sang Trung Quốc.
Lượng dầu thô từ Biển Bắc xuất khẩu sang thị trường châu Á trong tháng này chỉ đạt mức 2 triệu thùng so với 6 triệu thùng cùng kỳ năm ngoái và 10 triệu thùng hồi tháng 5.
Các ông lớn ngành lọc dầu Trung Quốc trong đó có Jinzhou của tập đoàn PetroChina trong quý III đặt kế hoạch giảm công suất khoảng 6.500 thùng/ngày so với quý II.
Nhà máy lọc dầu khác của PetroChina là Fushun với công suất 233.200 thùng/ngày bắt đầu chương trình ngừng hoạt động trong vòng 45 ngày kể từ đầu tháng 6.
Một nhà máy lọc dầu khác là Rival Sinopec cũng đang cân nhắc cắt giảm công suất 230.000 thùng/ngày tương đương 5% sản lượng trung bình mỗi ngày trong năm 2016. Nếu vậy thì đây sẽ là lần thứ 2 trong vòng 16 năm công ty cắt giảm công suất.
Trữ lượng của một số sản phẩm thặng dư như xăng và dầu diesel không ngừng tăng kể từ giữa năm 2015 sau khi Bắc Kinh bắt đầu cấp giấy phép nhập dầu thô cho từng nhà máy lọc dầu độc lập. Điều này buộc các tập đoàn dầu khí quốc gia như Sinopec và PetroChina phải cắt giảm công suất và lượng dầu thô mua vào.
Chuyên gia phân tích dầu thô Gao Jian cho biết "Các nhà máy lọc dầu có thể nhận thấy thị trường trong nước không thể tiêu thụ quá nhiều xăng và dầu diesel vì vậy giải pháp duy nhất là cắt giảm năng suất".
Theo dữ liệu từ tập đoàn China Sublime Information Group cho hay trong quý III, Trung Quốc sẽ cắt giảm công suất lọc dầu 1,3 triệu thùng/ngày tương đương 10% tổng công suất 15,1 triệu thùng/ngày trên toàn quốc do kế hoạch bảo dưỡng tại 4 nhà máy lọc dầu quốc doanh và 6 nhà máy lọc dầu độc lập.
Để giảm áp lực khủng hoảng thừa trong thị trường nội địa, các chuyên gia đề xuất ý kiến xuất khẩu các sản phẩm đã qua tinh lọc như dầu diesel, xăng... Tuy nhiên, điều này càng tạo thêm sức ép lên thị trường năng lượng toàn cầu vốn cũng đang lâm vào tình trạng thừa dầu.
Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư kỳ vọng thị trường Trung Quốc sẽ "khát" dầu trở lại ngay sau khi tình trạng thừa nguồn cung chấm dứt.
Đầu tuần này, 19 nhà máy lọc dầu độc lập của Trung Quốc được cấp phép nhập khẩu dầu thô cho năm 2017. Với giấy phép này các nhà máy dầu có thể nhập khẩu dầu thô với hạn ngạch 1,42 triệu thùng/ngày trong năm nay.
Một số thương gia kỳ vọng nhu cầu sẽ tăng trong quý IV và các nhà máy lọc dầu độc lập dự định sẽ sử dụng hết hạn ngạch nhập khẩu của họ.
Chuyên gia Berentsen nhận định "Trung Quốc là thị trường khó đoán, họ có thể bất ngờ mua ồ ạt, vì vậy không thể đánh giá thấp khả năng mua của thị trường này".
Tổng công suất lọc dầu của Trung Quốc trong quý III dự kiến sẽ giảm khoảng 10%. Dấu hiệu này cho thấy tăng trưởng nhu cầu của quốc gia nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới sẽ còn diễn biến thất thường.
Các nhà cung cấp dầu ở Tây Phi và châu Âu lo lắng trước nhu cầu dầu thô của Trung Quốc giảm trong thời gian gần đây. Cùng lúc đó trong tuần này, lượng dầu thừa trên thị trường liên tục tăng kéo giá dầu giao ngay xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11/2016.
Kể từ đầu tháng 6 đến nay, lượng dầu Trung Quốc nhập khẩu từ Angola giảm xuống mức thấp nhất ít nhất là trong năm nay. Được biết hầu hết số lượng dầu thô của Angola xuất khẩu sang Trung Quốc.
Lượng dầu thô từ Biển Bắc xuất khẩu sang thị trường châu Á trong tháng này chỉ đạt mức 2 triệu thùng so với 6 triệu thùng cùng kỳ năm ngoái và 10 triệu thùng hồi tháng 5.
Nhà máy lọc dầu khác của PetroChina là Fushun với công suất 233.200 thùng/ngày bắt đầu chương trình ngừng hoạt động trong vòng 45 ngày kể từ đầu tháng 6.
Một nhà máy lọc dầu khác là Rival Sinopec cũng đang cân nhắc cắt giảm công suất 230.000 thùng/ngày tương đương 5% sản lượng trung bình mỗi ngày trong năm 2016. Nếu vậy thì đây sẽ là lần thứ 2 trong vòng 16 năm công ty cắt giảm công suất.
Trữ lượng của một số sản phẩm thặng dư như xăng và dầu diesel không ngừng tăng kể từ giữa năm 2015 sau khi Bắc Kinh bắt đầu cấp giấy phép nhập dầu thô cho từng nhà máy lọc dầu độc lập. Điều này buộc các tập đoàn dầu khí quốc gia như Sinopec và PetroChina phải cắt giảm công suất và lượng dầu thô mua vào.
Chuyên gia phân tích dầu thô Gao Jian cho biết "Các nhà máy lọc dầu có thể nhận thấy thị trường trong nước không thể tiêu thụ quá nhiều xăng và dầu diesel vì vậy giải pháp duy nhất là cắt giảm năng suất".
Theo dữ liệu từ tập đoàn China Sublime Information Group cho hay trong quý III, Trung Quốc sẽ cắt giảm công suất lọc dầu 1,3 triệu thùng/ngày tương đương 10% tổng công suất 15,1 triệu thùng/ngày trên toàn quốc do kế hoạch bảo dưỡng tại 4 nhà máy lọc dầu quốc doanh và 6 nhà máy lọc dầu độc lập.
Để giảm áp lực khủng hoảng thừa trong thị trường nội địa, các chuyên gia đề xuất ý kiến xuất khẩu các sản phẩm đã qua tinh lọc như dầu diesel, xăng... Tuy nhiên, điều này càng tạo thêm sức ép lên thị trường năng lượng toàn cầu vốn cũng đang lâm vào tình trạng thừa dầu.
Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư kỳ vọng thị trường Trung Quốc sẽ "khát" dầu trở lại ngay sau khi tình trạng thừa nguồn cung chấm dứt.
Đầu tuần này, 19 nhà máy lọc dầu độc lập của Trung Quốc được cấp phép nhập khẩu dầu thô cho năm 2017. Với giấy phép này các nhà máy dầu có thể nhập khẩu dầu thô với hạn ngạch 1,42 triệu thùng/ngày trong năm nay.
Một số thương gia kỳ vọng nhu cầu sẽ tăng trong quý IV và các nhà máy lọc dầu độc lập dự định sẽ sử dụng hết hạn ngạch nhập khẩu của họ.
Chuyên gia Berentsen nhận định "Trung Quốc là thị trường khó đoán, họ có thể bất ngờ mua ồ ạt, vì vậy không thể đánh giá thấp khả năng mua của thị trường này".
NDH.vn
Relate Threads