Trung Quốc công bố kế hoạch cải cách ngành dầu mỏ và khí đốt thông qua việc trao cho thị trường một vai trò quyết định trong lĩnh vực này.
Theo Bắc Kinh, thị trường nên đóng một vai trò quyết định trong việc phân bổ nguồn lực và chính phủ nên sử dụng vai trò của mình tốt hơn nhằm bảo vệ an ninh năng lượng quốc gia, thúc đẩy năng suất và đáp ứng nhu cầu của người dân.
Giới lãnh đạo Trung Quốc cam kết tăng cường cải cách đối với các công ty dầu mỏ và khí đốt thuộc sở hữu nhà nước, khuyến khích các doanh nghiệp (đủ điều kiện) đa dạng hóa các loại hình sở hữu và tiến hành cải cách về các hình thức sở hữu hỗn hợp. Các công ty kỹ thuật và các nhà sản xuất thiết bị dầu khí được khuyến khích vận hành độc lập.
Kế hoạch cải cách này là một ưu tiên đối với Chính phủ Trung Quốc, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang tăng trưởng chậm lại.
Hiện ngành dầu mỏ và khí đốt Trung Quốc đang nằm dưới sự "thống trị" của ba cơ quan nhà nước là Tập đoàn Dầu mỏ Quốc gia Trung Quốc (CNPC), Tập đoàn Hóa dầu Trung Quốc (Sinopec) và Tập đoàn Dầu mỏ Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc.
“Kiềng ba chân” này từ lâu nay bị cáo buộc là độc quyền tài nguyên dầu mỏ và khí đốt của Trung Quốc.
Sinopec hiện đã lên kế hoạch hợp tác với các doanh nghiệp tư nhân trong hoạt động bán dầu mỏ tinh chế, trong khi CNPC cho biết sẽ cho phép các công ty tư nhân nắm giữ đến 49% cổ phần trong mảng khai thác dầu.
Trung Quốc hướng tới mục tiêu tăng sản lượng khai thác dầu thô nội địa lên 200 triệu tấn vào năm 2020, và nguồn cung khí đốt tự nhiên vượt mức 360 tỷ mét khối.
Theo Bắc Kinh, thị trường nên đóng một vai trò quyết định trong việc phân bổ nguồn lực và chính phủ nên sử dụng vai trò của mình tốt hơn nhằm bảo vệ an ninh năng lượng quốc gia, thúc đẩy năng suất và đáp ứng nhu cầu của người dân.
Kế hoạch cải cách này là một ưu tiên đối với Chính phủ Trung Quốc, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang tăng trưởng chậm lại.
Hiện ngành dầu mỏ và khí đốt Trung Quốc đang nằm dưới sự "thống trị" của ba cơ quan nhà nước là Tập đoàn Dầu mỏ Quốc gia Trung Quốc (CNPC), Tập đoàn Hóa dầu Trung Quốc (Sinopec) và Tập đoàn Dầu mỏ Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc.
“Kiềng ba chân” này từ lâu nay bị cáo buộc là độc quyền tài nguyên dầu mỏ và khí đốt của Trung Quốc.
Sinopec hiện đã lên kế hoạch hợp tác với các doanh nghiệp tư nhân trong hoạt động bán dầu mỏ tinh chế, trong khi CNPC cho biết sẽ cho phép các công ty tư nhân nắm giữ đến 49% cổ phần trong mảng khai thác dầu.
Trung Quốc hướng tới mục tiêu tăng sản lượng khai thác dầu thô nội địa lên 200 triệu tấn vào năm 2020, và nguồn cung khí đốt tự nhiên vượt mức 360 tỷ mét khối.
Kim Dung - Bnews.vn (Theo THX)
Relate Threads