Hãng Reuters phân tích dựa trên số liệu của mình cộng với các cuộc phỏng vấn những người đào ngũ khỏi Triều Tiên và đưa ra kết luận: Giá xăng dầu ở Triều Tiên đã tăng lên trong vài tuần nay.
Theo Reuters, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) đã dừng việc bán dầu diesel và xăng cho Triều Tiên trong vòng vài tháng lại đây. Việc ngừng bán này được cho là do áp của quốc tế đối với Bình Nhưỡng nhằm hạn chế chương trình hạt nhân và tên lửa.
Sự kiểm soát đối với mối quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và người láng giềng bị cô lập đã gia tăng kể từ sau cuộc thử nghiệm tên lửa đạn đạo ICBM của Triều Tiên cách đây hai tuần.
Theo phân tích của Reuters, giá xăng bán tại các đại lý tư nhân ở Bình Nhưỡng và các thành phố biên giới phía Bắc như Sinuiju và Hyesan đã tăng lên mức 2,18 USD/kg ( tương đương 2,92 USD/lít) tính đến ngày 5/7. Mức giá này đã tăng hơn 50% so với mức 1,46 USD/kg vào ngày 21/6. Dữ liệu được thu thập từ website Daily NK ( Triều Tiên hàng ngày).
Website Triều Tiên Hàng ngày do một số cá nhân đào tẩu khỏi Triều Tiên điều hành. Họ thu thập thông tin giá cả thông qua điện thoại từ những người kinh doanh buôn bán ở trong nước.
Kang Mi-jin, một người đã rời khỏi Triều Tiên thường cung cấp thông tin thị trường nội địa cho Daily NK cho biết, các cú sốc giá cả trong vài tuần gần đây xuất phát ban đầu từ một số tin đồn. Rồi các tin đồn cũng được xác nhận, theo đó, Trung Quốc đã chính thức hạn chế dòng dầu khí chảy vào Triều Tiên.
Triều Tiên nhập khẩu hầu hết nguồn nhiên liệu từ Trung Quốc, một số ít từ Nga. Nếu Trung Quốc cắt giảm lâu dài, nguồn cung xăng dầu và diesel của Triều Tiên sẽ bị đe dọa, buộc quốc gia này phải tìm nguồn nhiên liệu thay thế để tiếp tục các chương trình tinh chế nhiên liệu hạt nhân của mình.
"Sau các cuộc thử tên lửa thường xuyên của Triều Tiên, bao gồm cả cuộc thử nghiệm ICBM lần đầu tiên gần đây nhất, cộng đồng quốc tế đã thề sẽ thắt chặt các biện pháp trừng phạt và Trung Quốc không thể tự loại trừ mình khỏi xu hướng này, bất chấp có thể Bắc Kinh không hề muốn cắt đứt việc bán nhiên liệu cho họ", ông Kang nói.
Mặc dù giá xăng đã giảm xuống 2,05 USD/kg vào ngày 12/7, nhưng nó vẫn đang ở mức gấp đôi so với hồi đầu năm, khi trung bình giá xăng chỉ ở dưới mức 1 USD/kg. Giá dầu diesel tăng lên 1,45 USD/kg vào ngày 12/7, tăng 20% so với cách đây 3 tuần. Các sản phẩm dầu được bán theo trọng lượng ở Triều Tiên.
Ông Kang nhận định, giá cả đã ổn định sau đợt tăng đột biến trong tuần đầu tháng 7, có thể do Triều Tiên khuyến khích buôn lậu nhiên liệu qua biên giới với Trung Quốc.
Năm ngoái, Trung Quốc vận chuyển tới Triều Tiên hơn 96.000 tấn xăng và gần 45.000 tấn diesel, trị giá 64 triệu USD. Phần lớn trong số đó do CNPC bán. Việc mua bán xăng dầu trong năm 2016 đã đẩy thương mại năng lượng của Trung Quốc với Bình Nhưỡng tăng trưởng lên mức cao nhất trong hai thập kỷ qua. CNPC đã từ chối trả lời phỏng vấn về những bước đi tiếp theo trong quan hệ thương mại với phía Triều Tiên.
Theo các chuyên gia, chính phủ Triều Tiên có thể là đối tượng sử dụng nhiều nhất các sản phẩm nhiên liệu. Tuy nhiên, nguồn tiêu thụ xăng và dầu diesel lớn nhất vẫn là công dân bình thường, bao gồm ngư dân, nông dân, vận tải và quân đội.
Theo Reuters, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) đã dừng việc bán dầu diesel và xăng cho Triều Tiên trong vòng vài tháng lại đây. Việc ngừng bán này được cho là do áp của quốc tế đối với Bình Nhưỡng nhằm hạn chế chương trình hạt nhân và tên lửa.
Sự kiểm soát đối với mối quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và người láng giềng bị cô lập đã gia tăng kể từ sau cuộc thử nghiệm tên lửa đạn đạo ICBM của Triều Tiên cách đây hai tuần.
Website Triều Tiên Hàng ngày do một số cá nhân đào tẩu khỏi Triều Tiên điều hành. Họ thu thập thông tin giá cả thông qua điện thoại từ những người kinh doanh buôn bán ở trong nước.
Kang Mi-jin, một người đã rời khỏi Triều Tiên thường cung cấp thông tin thị trường nội địa cho Daily NK cho biết, các cú sốc giá cả trong vài tuần gần đây xuất phát ban đầu từ một số tin đồn. Rồi các tin đồn cũng được xác nhận, theo đó, Trung Quốc đã chính thức hạn chế dòng dầu khí chảy vào Triều Tiên.
Triều Tiên nhập khẩu hầu hết nguồn nhiên liệu từ Trung Quốc, một số ít từ Nga. Nếu Trung Quốc cắt giảm lâu dài, nguồn cung xăng dầu và diesel của Triều Tiên sẽ bị đe dọa, buộc quốc gia này phải tìm nguồn nhiên liệu thay thế để tiếp tục các chương trình tinh chế nhiên liệu hạt nhân của mình.
"Sau các cuộc thử tên lửa thường xuyên của Triều Tiên, bao gồm cả cuộc thử nghiệm ICBM lần đầu tiên gần đây nhất, cộng đồng quốc tế đã thề sẽ thắt chặt các biện pháp trừng phạt và Trung Quốc không thể tự loại trừ mình khỏi xu hướng này, bất chấp có thể Bắc Kinh không hề muốn cắt đứt việc bán nhiên liệu cho họ", ông Kang nói.
Mặc dù giá xăng đã giảm xuống 2,05 USD/kg vào ngày 12/7, nhưng nó vẫn đang ở mức gấp đôi so với hồi đầu năm, khi trung bình giá xăng chỉ ở dưới mức 1 USD/kg. Giá dầu diesel tăng lên 1,45 USD/kg vào ngày 12/7, tăng 20% so với cách đây 3 tuần. Các sản phẩm dầu được bán theo trọng lượng ở Triều Tiên.
Ông Kang nhận định, giá cả đã ổn định sau đợt tăng đột biến trong tuần đầu tháng 7, có thể do Triều Tiên khuyến khích buôn lậu nhiên liệu qua biên giới với Trung Quốc.
Năm ngoái, Trung Quốc vận chuyển tới Triều Tiên hơn 96.000 tấn xăng và gần 45.000 tấn diesel, trị giá 64 triệu USD. Phần lớn trong số đó do CNPC bán. Việc mua bán xăng dầu trong năm 2016 đã đẩy thương mại năng lượng của Trung Quốc với Bình Nhưỡng tăng trưởng lên mức cao nhất trong hai thập kỷ qua. CNPC đã từ chối trả lời phỏng vấn về những bước đi tiếp theo trong quan hệ thương mại với phía Triều Tiên.
Theo các chuyên gia, chính phủ Triều Tiên có thể là đối tượng sử dụng nhiều nhất các sản phẩm nhiên liệu. Tuy nhiên, nguồn tiêu thụ xăng và dầu diesel lớn nhất vẫn là công dân bình thường, bao gồm ngư dân, nông dân, vận tải và quân đội.
Infonet.vn
Relate Threads