Không chỉ giúp tiết kiệm hàng trăm tỉ USD giá trị nhập khẩu, giá cả hàng hóa cơ bản (HHCB) giảm mạnh còn giúp Chính phủ Trung Quốc có thêm dư địa để áp dụng các chính sách kích thích và đối mới cơ cấu kinh tế.
Nỗi đau suy thoái HHCB đang ngấm dần, làm suy kiệt kinh tế một loạt các quốc gia định hướng xuất khẩu, từ Brazil cho tới Nam Phi. Thương trường như chiến trường, trong cuộc chơi này, có người mất, sẽ có người được, vậy ai là người được lớn nhất khi giá cả HHCB lao dốc trong những năm qua? Không bàn cãi gì nữa, chính là Trung Quốc.
Theo Goldman Sachs, kinh tế Trung Quốc có thể kiếm được khoản lợi lên tới 460 tỉ USD mỗi năm trong bối cảnh giá HHCB lao dốc như hiện nay. Phần lớn trong số này (320 tỉ USD) tới từ dầu mỏ, phần còn lại thuộc về các loại năng lượng khác, cùng kim loại, than và các sản phẩm nông nghiệp.
Bên cạnh đó, cuộc suy thoái HHCB tồi tệ nhất nhiều thập niên còn giúp Chính phủ của Chủ tịch Tập Cận Bình có thêm dư địa để thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng tiêu dùng và dịch vụ, thay vì phụ thuộc nặng nề vào công nghiệp và đầu tư như trước đây.
“Lạm phát thấp khiến người dân Trung Quốc tăng cường chi tiêu, mua sắm”, Louis Kuijis, trưởng bộ phận kinh tế châu Á tại Oxford Economics, nhận định. “Các công ty sản xuất của nước này có thể đã tồi tệ hơn rất nhiều nếu không có khủng hoảng HHCB”.
Dầu thô đã mất hơn 70% giá trị kể từ đỉnh năm 2014. Nguồn: Bloomberg
Bên cạnh việc kích thích nền kinh tế, giá cả HHCB đi xuống còn giúp các chính sách hỗ trợ nền kinh tế - vốn tăng trưởng thấp nhất ¼ thế kỉ qua trong năm ngoái – trở nên hiệu quả hơn. Giá trị nhập khẩu giảm giúp thặng dư thương mại của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đạt con số kỉ lục 594,5 tỉ USD trong năm 2015, giảm áp lực lên đồng Nhân dân tệ, trong bối cảnh hàng trăm tỉ USD vốn đang chảy ngược ra bên ngoài Đại Lục.
Trung Quốc dĩ nhiên đủ khôn ngoan để biết mình nên làm gì trong lúc này. Năm ngoái, nước này đã nhập khẩu khối lượng kỉ lục dầu thô, quặng sắt, đậu nành cũng như đồng thô.
“Trung quốc là kẻ được lợi nhiều nhất trong khủng hoảng HHCB lần này”, Courtis, Chủ tịch Starfort Holdings, nhận xét. “Một phần không nhỏ khoản lợi đã chảy vào nền kinh tế, góp phần tránh cho nước này khỏi một cú hạ cánh cứng trong năm 2015”.
Theo Goldman Sachs, kinh tế Trung Quốc có thể kiếm được khoản lợi lên tới 460 tỉ USD mỗi năm trong bối cảnh giá HHCB lao dốc như hiện nay. Phần lớn trong số này (320 tỉ USD) tới từ dầu mỏ, phần còn lại thuộc về các loại năng lượng khác, cùng kim loại, than và các sản phẩm nông nghiệp.
Bên cạnh đó, cuộc suy thoái HHCB tồi tệ nhất nhiều thập niên còn giúp Chính phủ của Chủ tịch Tập Cận Bình có thêm dư địa để thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng tiêu dùng và dịch vụ, thay vì phụ thuộc nặng nề vào công nghiệp và đầu tư như trước đây.
“Lạm phát thấp khiến người dân Trung Quốc tăng cường chi tiêu, mua sắm”, Louis Kuijis, trưởng bộ phận kinh tế châu Á tại Oxford Economics, nhận định. “Các công ty sản xuất của nước này có thể đã tồi tệ hơn rất nhiều nếu không có khủng hoảng HHCB”.
Dầu thô đã mất hơn 70% giá trị kể từ đỉnh năm 2014. Nguồn: Bloomberg
Trung Quốc dĩ nhiên đủ khôn ngoan để biết mình nên làm gì trong lúc này. Năm ngoái, nước này đã nhập khẩu khối lượng kỉ lục dầu thô, quặng sắt, đậu nành cũng như đồng thô.
“Trung quốc là kẻ được lợi nhiều nhất trong khủng hoảng HHCB lần này”, Courtis, Chủ tịch Starfort Holdings, nhận xét. “Một phần không nhỏ khoản lợi đã chảy vào nền kinh tế, góp phần tránh cho nước này khỏi một cú hạ cánh cứng trong năm 2015”.
Theo: ANTT.vn
Relate Threads