Một tờ báo nhà nước cho biết Trung Quốc có kế hoạch xây dựng kho dự trữ dầu chiến lược (SPR) 70 triệu m3, chia làm 3 giai đoạn.
Theo tính toán của Reuters số liệu trên tương đương với 441 triệu thùng, sẽ bằng khoảng 60 ngày nhập khẩu dầu thô hiện nay của Trung Quốc, khoảng 7,4 triệu thùng mỗi ngày.
Mặc dù tờ báo này không cho biết khi nào kho chứa 70 triệu m3 sẽ được hoàn thành, Tạp chí Chứng khoán của Trung Quốc đã báo cáo rằng chính phủ này có kế hoạch xây dựng 44,6 triệu m3 hay 281 triệu thùng chứa dự trữ dầu mỏ chiến lược vào năm 2020, theo một dự thảo kế hoạch của chính phủ năm 2016-2020 cho lĩnh vực năng lượng.
Khu vực lưu trữ được xây dựng trong 4 năm tới sẽ bằng khoảng 38 ngày nhập khẩu dầu thô hiện nay của Trung Quốc. Kho chứa này sẽ bổ sung vào dự trữ chiến lược hiện nay của nước này tại bảy cơ sở ở Zhou Shan, Trấn Hải, Đại Liên, Thanh Đảo, Dushanzi, Lan Châu và Thiên Tân, cũng như một cơ sở ở dưới đất cũng tại Thanh Đảo, với tổng công suất 28,6 triệu m3.
Trung Quốc, nước tiêu thụ dầu mỏ lớn thứ hai thế giới, kế hoạch cuối cùng là xây dựng dự trữ chiến lược trị giá 90 ngày nhập khẩu ròng, sử dụng các khu vực kho chứa của chính phủ, dự trữ bắt buộc của các công ty nhà nước và các bể xây dựng và điều hành bởi các công ty tư nhân.
Trung Quốc cũng có kế hoạch cải thiện mạng lưới đường ống. Để liên kết người dùng trong nước với các cảng nhập khẩu dầu mỏ, Trung Quốc lên kế hoạch xây dựng 23.000 km đường ống với công suất vận chuyển 570 triệu tấn dầu thô vào năm 2020.
Để thúc đẩy chuyển sang nguồn năng lượng sạch hơn, chính phủ cũng lên kế hoạch xây dựng các bể chứa khi đốt tự nhiên để giữ 4,6% tổng nhu cầu khí đốt quốc gia vào năm 2020. Tỷ lệ tiêu thụ khí tự nhiên trong ngành năng lượng của Trung Quốc sẽ tăng từ mức 6% hiện nay thành 10% vào năm 2020, với một công suất đường ống khí đốt 400 tỷ m3.
Trung Quốc đối mặt với sự tắc nghẽn vận chuyển giữa các khu vực phía tây giàu năng lượng và các khu vực sản xuất phía đông nghèo năng lượng.
Ví dụ, khối lượng lớn năng lượng điện tái tạo đã bị lãng phí do khả năng truyền tài điện không đủ.
Trong thời gian tới, chính quyền sẽ nghiên cứu thận trọng về đề xuất xây dựng đường dây tải điện cao áp mới, gồm 80 GW của đường dây truyển tải mới qua các tỉnh vào năm 2020 để đối phó với 40 GW công suất tái tạo mới đã lên kế hoạch
Theo tính toán của Reuters số liệu trên tương đương với 441 triệu thùng, sẽ bằng khoảng 60 ngày nhập khẩu dầu thô hiện nay của Trung Quốc, khoảng 7,4 triệu thùng mỗi ngày.
Mặc dù tờ báo này không cho biết khi nào kho chứa 70 triệu m3 sẽ được hoàn thành, Tạp chí Chứng khoán của Trung Quốc đã báo cáo rằng chính phủ này có kế hoạch xây dựng 44,6 triệu m3 hay 281 triệu thùng chứa dự trữ dầu mỏ chiến lược vào năm 2020, theo một dự thảo kế hoạch của chính phủ năm 2016-2020 cho lĩnh vực năng lượng.
Khu vực lưu trữ được xây dựng trong 4 năm tới sẽ bằng khoảng 38 ngày nhập khẩu dầu thô hiện nay của Trung Quốc. Kho chứa này sẽ bổ sung vào dự trữ chiến lược hiện nay của nước này tại bảy cơ sở ở Zhou Shan, Trấn Hải, Đại Liên, Thanh Đảo, Dushanzi, Lan Châu và Thiên Tân, cũng như một cơ sở ở dưới đất cũng tại Thanh Đảo, với tổng công suất 28,6 triệu m3.
Trung Quốc cũng có kế hoạch cải thiện mạng lưới đường ống. Để liên kết người dùng trong nước với các cảng nhập khẩu dầu mỏ, Trung Quốc lên kế hoạch xây dựng 23.000 km đường ống với công suất vận chuyển 570 triệu tấn dầu thô vào năm 2020.
Để thúc đẩy chuyển sang nguồn năng lượng sạch hơn, chính phủ cũng lên kế hoạch xây dựng các bể chứa khi đốt tự nhiên để giữ 4,6% tổng nhu cầu khí đốt quốc gia vào năm 2020. Tỷ lệ tiêu thụ khí tự nhiên trong ngành năng lượng của Trung Quốc sẽ tăng từ mức 6% hiện nay thành 10% vào năm 2020, với một công suất đường ống khí đốt 400 tỷ m3.
Trung Quốc đối mặt với sự tắc nghẽn vận chuyển giữa các khu vực phía tây giàu năng lượng và các khu vực sản xuất phía đông nghèo năng lượng.
Ví dụ, khối lượng lớn năng lượng điện tái tạo đã bị lãng phí do khả năng truyền tài điện không đủ.
Trong thời gian tới, chính quyền sẽ nghiên cứu thận trọng về đề xuất xây dựng đường dây tải điện cao áp mới, gồm 80 GW của đường dây truyển tải mới qua các tỉnh vào năm 2020 để đối phó với 40 GW công suất tái tạo mới đã lên kế hoạch
Nguồn: VITIC/Reuters
Relate Threads