Trung Quốc lưỡng lự về việc cắt nguồn cung dầu mỏ cho Triều Tiên

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
Mỹ gây áp lực lại với Trung Quốc về việc cắt nguồn cung dầu mỏ cho nước láng giềng Triều Tiên, nhưng Bắc Kinh vẫn lưỡng lự.

oil-4226-1512051974.jpg

Sau khi vụ phóng thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới nhất của Bình Nhưỡng, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đích thân điện đàm và kêu gọi Chủ tịch Tập Cận Bình khóa đường ống dẫn dầu cung cấp cho Triều Tiên.

Tuy nhiên, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm qua lảng tránh câu hỏi của phóng viên về việc Mỹ kêu gọi áp đặt lệnh cấm vận dầu thô với Triều Tiên. Ông Geng Shuang cho biết Bắc Kinh ủng hộ nghị quyết của Liên Hợp Quốc và tiến trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên nên đã thực thi hàng loạt các lệnh cấm xuất khẩu bao gồm than đá, quặng sắt và hải sản sang Bình Nhưỡng.

Trước đó, trong cuộc họp khẩn của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, đại sứ Mỹ Nikki Haley gọi việc cắt đứt nguồn cung dầu sẽ là "một bước đi then chốt trong nỗ lực của quốc tế" nhằm chấm dứt hành động của Triều Tiên.

Hồi tháng 9, Washington cố tìm cách áp lệnh cấm các nước xuất khẩu dầu thô cho Bình Nhưỡng nhưng vấp phải sự phản đối của Trung Quốc và Nga. Thay vào đó, Mỹ đành chấp nhận biện pháp trừng phạt của Liên Hợp Quốc nhằm hạn chế Triều Tiên nhập khẩu các sản phẩm từ dầu.

Theo số liệu của Liên Hợp Quốc, năm ngoái, Trung Quốc mỗi ngày cung cấp 6.000 thùng các chế phẩm từ dầu cho Triều Tiên. Còn dầu thô sẽ được dẫn qua một đường ống dài 30 km vắt ngang con sông Yalu nằm giữa biên giới hai nước. Đường ống này bắt đầu hoạt động từ năm 1975 với sản lượng trung chuyển khoảng ba triệu tấn mỗi năm.

Theo ông Wang Peng, chuyên gia nghiên cứu về Triều Tiên tại Viện Charhar của Trung Quốc, hầu hết số dầu Trung Quốc cung cấp cho Triều Tiên được sử dụng cho quân đội và phục vụ chương trình tên lửa và hạt nhân của Bình Nhưỡng.

Còn chuyên gia Daniel Russel thuộc Viện Chính sách xã hội châu Á, cho rằng lý do Trung Quốc không ủng hộ cắt nguồn cung dầu cho Bình Nhưỡng là do lo ngại hành động này sẽ khiến chính quyền Triều Tiên sụp đổ hoặc kích động một sự đáp trả bạo lực từ phía Bình Nhưỡng.

"Không có chuyện Trung Quốc sẽ cho ngừng các chuyến tàu vận chuyển dầu. Họ đã nói rõ điều này. Tôi nghĩ ông Tập hành động chậm rãi bởi ông ấy ưu tiên làm sao để tránh xảy ra hỗn loạn, chứ không phải tránh một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân", chuyên gia Russel nhận định.

Theo các chuyên gia, nhằm phản ứng trước vụ phóng tên lửa mới nhất của Triều Tiên, Trung Quốc nhiều khả năng sẽ "đá quả bóng sang chân Mỹ" hơn là trực tiếp hành động.

An Hồng
vnexpress.net
 

Việc làm nổi bật

Top