Ngày 9-2, Ủy ban Quản lý chứng khoán Trung Quốc (CSRC) cho biết nước này sẽ niêm yết các hợp đồng dầu thô tương lại được định giá bằng đồng nhân dân tệ (NDT) trên Sàn giao dịch năng lượng quốc tế Thượng Hải (INE) vào ngày 26-3 tới.
Đây là một nỗ lực của Trung Quốc nhằm nâng cao quyền lực định giá dầu ở châu Á để cạnh tranh với hai chuẩn giá dầu thô uy tín được định giá bằng đô la Mỹ hiện nay là dầu Brent trên thị trường London (Anh) và dầu Tây Texas trên thị trường New York (Mỹ). Trung Quốc vượt qua Mỹ, trở thành nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới vào năm ngoái. Nước này mua 8,43 triệu thùng dầu/ngày để đáp ứng nhu cầu của các công ty lọc dầu nhà nước lẫn tư nhân. Trung Quốc cũng tích trữ hàng triệu thùng dầu trong kho dự trữ dầu chiến lược.
Do vậy, Trung Quốc hy vọng hợp đồng dầu thô được định giá bằng NDT sẽ phản ánh tốt hơn các điều kiện thị trường dầu ở châu Á.
Việc khai trương giao dịch hợp đồng dầu thô tương lai được định giá bằng NDT kết thúc chặng đường dài với nhiều trì hoãn và thất bại kể từ khi Trung Quốc lần đầu tiên thử nghiệm giao dịch hợp đồng dầu thô bằng đồng nội tệ vào năm 1993.
Trung Quốc giới thiệu hợp đồng dầu thô tương lai bằng NDT vào năm 1993 nhưng dừng giao dịch một năm sau đó do không kiểm soát nổi các biến động giá quá mạnh. Trong những năm gần đây nhiều lần Trung Quốc lên kế hoạch giới thiệu các hợp đồng này nhưng rồi liên tiếp trì hoãn do thị trường chứng khoán và hàng hóa chao đảo.
Giới đầu tư nước ngoài nghi ngại
CSRC cho biết các nhà đầu tư nước ngoài sẽ được phép giao dịch các hợp đồng dầu thô tương lai trên sàn INE. Nếu các hợp đồng này được các nhà đầu tư nước ngoài đón nhận và trở thành một chuẩn mực cho các giao dịch dầu thô trên toàn cầu, Trung Quốc hy vọng đồng NDT có thể đe dọa sự thống trị của đồng bạc xanh trong thương mại quốc tế. Tuy nhiên, giới phân tích nghi ngờ về khả năng này khi NDT vẫn bị chính phủ Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ.
“Đây chỉ là một bước đi nhỏ đầu tiên trong nỗ lực của Trung Quốc nhằm chủ động định giá dầu nhưng để sẽ phải mất nhiều năm trời, các hợp đồng dầu thô bằng NDT mới có thể trở thành chuẩn toàn cầu”, Michal Meidan, nhà phân tích ở công ty tư vấn năng lượng Energy Aspects, nói.
Các nhà đầu tư quốc tế cũng lo ngại họ không được tự do giao dịch NDT vì Trung Quốc đang nỗ lực kiểm soát dòng chảy vốn ra nước ngoài. “Nếu không thay đổi các quy định kiểm soát dòng vốn, hợp đồng dầu thô tương lai sẽ không phát triển được”, Doug King, giám đốc đầu tư của quỹ Merchant Commodity ở Singapore, nói.
Giao dịch các hợp đồng tương lai bùng nổ trong những năm gần đây trên ba sàn giao dịch hàng hóa của Trung Quốc vì các nhà đầu tư đổ xô mua bán bất cứ mọi thứ từ quặng sắt cho đến đậu nành đến nỗi các cơ quan quản lý phải can thiệp vì lo sợ nguy cơ bong bóng.
Chắc chắn, giới đầu tư nước ngoài cũng lo ngại trước những hành động can thiệp để định hướng thị trường theo mong muốn.
Thúc đẩy sử dụng NDT trong thanh toán quốc tế
Trong khi các nhà đầu tư quốc tế có thể thận trọng, giới đầu tư Trung Quốc chắc chắn sẽ nhiệt tình giao dịch các hợp đồng dầu thô bằng NDT. Chuẩn giá dầu thô mới có thể có những tác động thực tế. Các hãng hàng không Trung Quốc có thể sử dụng các hợp đồng dầu thô tương lai để quản lý các rủi ro biến động giá dầu trong khi đó các nhà máy lọc dầu của nước này có thể sử dụng chúng để định giá dầu thô mà họ xử lý và tác động đến giá xăng ở các trạm xăng, Hiện nay, giao dịch dầu không dựa trên đồng đô la rất ít ỏi, chỉ khoảng 300.000-350.000 thùng trong số 82,2 triệu thùng/ngày trên thị trường toàn cầu, theo số liệu của ngân hàng Societe Generale.
Hợp đồng dầu thô tương lai là một phần của chiến lược khuyến khích sử dụng đồng NDT trong giao dịch thương mại và nâng cao quyền lực của Trung Quốc trong việc định giá giá cả nguyên liệu thô.
Adam Levinson, người sáng lập Công ty quản lý tài sản Graticule Asset Management Asia, cho rằng hợp đồng dầu thô tương lai bằng NDT không chỉ là công cụ để các công ty Trung Quốc quản lý rủi ro mà còn hỗ trợ kế hoạch rộng lớn hơn của chính phủ Trung Quốc trong việc gia tăng sử dụng đồng NDT để thanh toán thương mại.
Trung Quốc thúc đẩy sử dụng đồng NDT trong thanh toán quốc tế cách đây một thập kỷ bằng cách thành lập các dịch vụ thanh toán bằng NDT, các thỏa thuận hoán đổi tiền tệ trên khắp thế giới.
Chen Tong, chuyên gia phân tích dầu thô ở Công ty First Futures (Trung Quốc) cho rằng một số công ty giao dịch hàng hóa quốc tế như Mercuria Energy Group, Vitol Group và Glencore có thể mua bán các hợp đồng dầu thô tương lại ở sàn INE để kiếm lời nhờ chênh lệch giá.
Đây là một nỗ lực của Trung Quốc nhằm nâng cao quyền lực định giá dầu ở châu Á để cạnh tranh với hai chuẩn giá dầu thô uy tín được định giá bằng đô la Mỹ hiện nay là dầu Brent trên thị trường London (Anh) và dầu Tây Texas trên thị trường New York (Mỹ). Trung Quốc vượt qua Mỹ, trở thành nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới vào năm ngoái. Nước này mua 8,43 triệu thùng dầu/ngày để đáp ứng nhu cầu của các công ty lọc dầu nhà nước lẫn tư nhân. Trung Quốc cũng tích trữ hàng triệu thùng dầu trong kho dự trữ dầu chiến lược.
Do vậy, Trung Quốc hy vọng hợp đồng dầu thô được định giá bằng NDT sẽ phản ánh tốt hơn các điều kiện thị trường dầu ở châu Á.
Việc khai trương giao dịch hợp đồng dầu thô tương lai được định giá bằng NDT kết thúc chặng đường dài với nhiều trì hoãn và thất bại kể từ khi Trung Quốc lần đầu tiên thử nghiệm giao dịch hợp đồng dầu thô bằng đồng nội tệ vào năm 1993.
Trung Quốc giới thiệu hợp đồng dầu thô tương lai bằng NDT vào năm 1993 nhưng dừng giao dịch một năm sau đó do không kiểm soát nổi các biến động giá quá mạnh. Trong những năm gần đây nhiều lần Trung Quốc lên kế hoạch giới thiệu các hợp đồng này nhưng rồi liên tiếp trì hoãn do thị trường chứng khoán và hàng hóa chao đảo.
Giới đầu tư nước ngoài nghi ngại
CSRC cho biết các nhà đầu tư nước ngoài sẽ được phép giao dịch các hợp đồng dầu thô tương lai trên sàn INE. Nếu các hợp đồng này được các nhà đầu tư nước ngoài đón nhận và trở thành một chuẩn mực cho các giao dịch dầu thô trên toàn cầu, Trung Quốc hy vọng đồng NDT có thể đe dọa sự thống trị của đồng bạc xanh trong thương mại quốc tế. Tuy nhiên, giới phân tích nghi ngờ về khả năng này khi NDT vẫn bị chính phủ Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ.
“Đây chỉ là một bước đi nhỏ đầu tiên trong nỗ lực của Trung Quốc nhằm chủ động định giá dầu nhưng để sẽ phải mất nhiều năm trời, các hợp đồng dầu thô bằng NDT mới có thể trở thành chuẩn toàn cầu”, Michal Meidan, nhà phân tích ở công ty tư vấn năng lượng Energy Aspects, nói.
Giao dịch các hợp đồng tương lai bùng nổ trong những năm gần đây trên ba sàn giao dịch hàng hóa của Trung Quốc vì các nhà đầu tư đổ xô mua bán bất cứ mọi thứ từ quặng sắt cho đến đậu nành đến nỗi các cơ quan quản lý phải can thiệp vì lo sợ nguy cơ bong bóng.
Chắc chắn, giới đầu tư nước ngoài cũng lo ngại trước những hành động can thiệp để định hướng thị trường theo mong muốn.
Thúc đẩy sử dụng NDT trong thanh toán quốc tế
Trong khi các nhà đầu tư quốc tế có thể thận trọng, giới đầu tư Trung Quốc chắc chắn sẽ nhiệt tình giao dịch các hợp đồng dầu thô bằng NDT. Chuẩn giá dầu thô mới có thể có những tác động thực tế. Các hãng hàng không Trung Quốc có thể sử dụng các hợp đồng dầu thô tương lai để quản lý các rủi ro biến động giá dầu trong khi đó các nhà máy lọc dầu của nước này có thể sử dụng chúng để định giá dầu thô mà họ xử lý và tác động đến giá xăng ở các trạm xăng, Hiện nay, giao dịch dầu không dựa trên đồng đô la rất ít ỏi, chỉ khoảng 300.000-350.000 thùng trong số 82,2 triệu thùng/ngày trên thị trường toàn cầu, theo số liệu của ngân hàng Societe Generale.
Hợp đồng dầu thô tương lai là một phần của chiến lược khuyến khích sử dụng đồng NDT trong giao dịch thương mại và nâng cao quyền lực của Trung Quốc trong việc định giá giá cả nguyên liệu thô.
Adam Levinson, người sáng lập Công ty quản lý tài sản Graticule Asset Management Asia, cho rằng hợp đồng dầu thô tương lai bằng NDT không chỉ là công cụ để các công ty Trung Quốc quản lý rủi ro mà còn hỗ trợ kế hoạch rộng lớn hơn của chính phủ Trung Quốc trong việc gia tăng sử dụng đồng NDT để thanh toán thương mại.
Trung Quốc thúc đẩy sử dụng đồng NDT trong thanh toán quốc tế cách đây một thập kỷ bằng cách thành lập các dịch vụ thanh toán bằng NDT, các thỏa thuận hoán đổi tiền tệ trên khắp thế giới.
Chen Tong, chuyên gia phân tích dầu thô ở Công ty First Futures (Trung Quốc) cho rằng một số công ty giao dịch hàng hóa quốc tế như Mercuria Energy Group, Vitol Group và Glencore có thể mua bán các hợp đồng dầu thô tương lại ở sàn INE để kiếm lời nhờ chênh lệch giá.
Theo Bloomberg, Wall Street Journal
Thời báo Kinh tế Sài Gòn
Thời báo Kinh tế Sài Gòn
Relate Threads