Một khi Ả Rập Xê Út chấp nhận dùng nhân dân tệ để giao dịch dầu thì nhiều khả năng phần còn lại của thị trường dầu lửa cũng sẽ làm theo và từ bỏ đồng USD như đồng tiền dự trữ của thế giới.
Carl Weinberg, kinh tế trưởng kiêm giám đốc điều hành High Frequency Economics, cho biết Trung Quốc đã trở thành “tay chơi” chiếm vị trí số một thế giới về nhu cầu dầu lửa kể từ khi nước này vượt qua Mỹ về lượng nhập khẩu dầu.
“Ả Rập Xê Út đã chú ý đến điều này bởi vì chỉ cần từ một đến hai năm nữa nhu cầu của Trung Quốc sẽ vượt xa nhu cầu của Mỹ. Tôi tin rằng thời điểm định giá dầu bằng nhân dân tệ đang đến và ngay khi Ả Rập Xê Út chấp nhận điều này, theo cách mà Bắc Kinh sẽ bắt buộc họ phải làm, thì phần còn lại của thị trường dầu cũng sẽ di chuyển theo”, ông Weinberg nói với CNBC.
Theo CNBC, trong những năm gần đây, một số quốc gia tỏ thái độ phản đối đồng USD là đồng tiền dự trữ của thế giới và dần tìm cách để từ bỏ đồng bạc xanh. Ví dụ, cả Nga và Trung Quốc đã tìm cách không dùng USD để giao dịch dầu, cũng như tăng cường nỗ lực khai thác và kiếm vàng vật chất để phòng trường hợp đồng USD sụp đổ.
Ả Rập Xê Út, nước đứng đầu Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), giữ vai trò quan trọng trong việc niêm yết giá dầu bằng USD. Kể từ khi thỏa thuận năm 1974 được ký giữa cựu Tổng thống Mỹ Richard Nixon và Quốc vương Faisal của Ả Rập Xê Út, quốc gia vùng Vịnh đã chấp nhận thanh toán bằng USD đối với hầu hết lượng dầu xuất khẩu của mình. Tuy nhiên, khi Đại lục nhập khẩu ngày càngnhiều dầu từ các nước trên thế giới, ý tưởng phải giao dịch dầu bằng USD đã khiến Bắc Kinh khó chịu. Trong những năm gần đây, Trung Quốc không ngừng “tung kế” nhằm tăng sức ép lên Ả Rập Xê Út bằng cách mua ít dầu hơn.
Theo nhận định của ông Weinberg, việc thị trường dầu mỏ chuyển giao dịch từ đồng bạc xanh sang nhân dân tệ sẽ khiến nhu cầu của thế giới đối với chứng khoán Mỹ giảm sút. “Nếu sự chuyển dịch này xảy ra, giao dịch bằng USD sẽ giảm từ 600 tỉ USD đến 800 tỉ USD. Điều đó có nghĩa là nhu cầu của Trung Quốc sẽ tăng lên, cho dù đó là chứng khoán, hàng hóa hay dịch vụ, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc cũng sẽ được lợi và đó là lý do tại sao họ lại mong muốn điều này xảy ra”, ông Weinberg cho hay.
“Ả Rập Xê Út đã chú ý đến điều này bởi vì chỉ cần từ một đến hai năm nữa nhu cầu của Trung Quốc sẽ vượt xa nhu cầu của Mỹ. Tôi tin rằng thời điểm định giá dầu bằng nhân dân tệ đang đến và ngay khi Ả Rập Xê Út chấp nhận điều này, theo cách mà Bắc Kinh sẽ bắt buộc họ phải làm, thì phần còn lại của thị trường dầu cũng sẽ di chuyển theo”, ông Weinberg nói với CNBC.
Theo CNBC, trong những năm gần đây, một số quốc gia tỏ thái độ phản đối đồng USD là đồng tiền dự trữ của thế giới và dần tìm cách để từ bỏ đồng bạc xanh. Ví dụ, cả Nga và Trung Quốc đã tìm cách không dùng USD để giao dịch dầu, cũng như tăng cường nỗ lực khai thác và kiếm vàng vật chất để phòng trường hợp đồng USD sụp đổ.
Ả Rập Xê Út, nước đứng đầu Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), giữ vai trò quan trọng trong việc niêm yết giá dầu bằng USD. Kể từ khi thỏa thuận năm 1974 được ký giữa cựu Tổng thống Mỹ Richard Nixon và Quốc vương Faisal của Ả Rập Xê Út, quốc gia vùng Vịnh đã chấp nhận thanh toán bằng USD đối với hầu hết lượng dầu xuất khẩu của mình. Tuy nhiên, khi Đại lục nhập khẩu ngày càngnhiều dầu từ các nước trên thế giới, ý tưởng phải giao dịch dầu bằng USD đã khiến Bắc Kinh khó chịu. Trong những năm gần đây, Trung Quốc không ngừng “tung kế” nhằm tăng sức ép lên Ả Rập Xê Út bằng cách mua ít dầu hơn.
Theo nhận định của ông Weinberg, việc thị trường dầu mỏ chuyển giao dịch từ đồng bạc xanh sang nhân dân tệ sẽ khiến nhu cầu của thế giới đối với chứng khoán Mỹ giảm sút. “Nếu sự chuyển dịch này xảy ra, giao dịch bằng USD sẽ giảm từ 600 tỉ USD đến 800 tỉ USD. Điều đó có nghĩa là nhu cầu của Trung Quốc sẽ tăng lên, cho dù đó là chứng khoán, hàng hóa hay dịch vụ, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc cũng sẽ được lợi và đó là lý do tại sao họ lại mong muốn điều này xảy ra”, ông Weinberg cho hay.
Phương Anh
Báo Thanh Niên
Báo Thanh Niên
Relate Threads