Theo các nhà phân tích của Sanford C. Berstein & Co., khí đốt tự nhiên đang ở 'thời kỳ hoàng kim' tại Trung Quốc và nước này sẽ trở thành nơi tiêu thụ khí đốt nhiều nhất thế giới trong giai đoạn 2040 - 2050.
Sanford C. Bernstein & Co. cũng cho biết Trung Quốc đang trên đà vượt Mỹ, quốc gia hiện giữ vị trí số một thế giới về tiêu thụ khí tự nhiên. Điều này giống như những gì mà Đại lục đã làm khi vươn lên dẫn đầu nhu cầu dầu mỏ toàn cầu trong 20 năm qua.
Sự bùng nổ nhu cầu khí đốt nhấn mạnh mục tiêu của Bắc Kinh nhằm di chuyển nền kinh tế lớn thứ hai thế giới ra khỏi việc sử dụng các nhiên liệu kém sạch như than đá và xăng dầu trong nỗ lực làm sạch bầu không khí đang bị ô nhiễm tại các thành phố lớn trong nước. Theo số liệu của chính phủ Trung Quốc, nhu cầu khí đốt tự nhiên vào cuối tháng 8.2017 tăng 18% so với cùng kỳ năm trước.
“Thị trường khí đốt của Trung Quốc đã bước sang một thời kỳ hoàng kim mới. Tăng trưởng trong năm 2017 cho thấy sự cải thiện đáng kể so với năm 2016, phần lớn là do chính sách kích thích tăng trưởng nhu cầu khí đốt của chính phủ”, báo cáo của Bernstein cho hay.
Theo dự báo, đến năm 2020 lượng khí đốt mà quốc gia đông dân nhất thế giới cần sẽ đạt mức 300 tỉ mét khối, tăng so với mức 206 tỉ mét khối của năm ngoái. Song, chưa dừng lại ở đó, nhu cầu khí đốt tự nhiên của Trung Quốc có thể còn tăng lên khoảng 600 tỉ mét khối vào năm 2040 và sau đó vượt Mỹ trong những năm từ 2040 đến 2050 để thành nước tiêu thụ khí đốt nhiều nhất thế giới.
Với việc Trung Quốc đang vươn lên dẫn đầu, thì nhu cầu khí đốt của châu Á dự kiến cũng sẽ tăng gấp đôi lên 1.200 tỉ mét khối/năm vào năm 2025. Một số yếu tố đứng sau sự gia tăng này được chỉ ra bao gồm tăng trưởng kinh tế, quá trình đô thị hóa mạnh mẽ và các yếu tố môi trường. Tuy nhiên, sự phát triển của các nguồn năng lượng tái tạo có thể trở thành nguy cơ đối với thị trường khí đốt trong tương lai.
Sanford C. Bernstein & Co. cũng cho biết Trung Quốc đang trên đà vượt Mỹ, quốc gia hiện giữ vị trí số một thế giới về tiêu thụ khí tự nhiên. Điều này giống như những gì mà Đại lục đã làm khi vươn lên dẫn đầu nhu cầu dầu mỏ toàn cầu trong 20 năm qua.
“Thị trường khí đốt của Trung Quốc đã bước sang một thời kỳ hoàng kim mới. Tăng trưởng trong năm 2017 cho thấy sự cải thiện đáng kể so với năm 2016, phần lớn là do chính sách kích thích tăng trưởng nhu cầu khí đốt của chính phủ”, báo cáo của Bernstein cho hay.
Theo dự báo, đến năm 2020 lượng khí đốt mà quốc gia đông dân nhất thế giới cần sẽ đạt mức 300 tỉ mét khối, tăng so với mức 206 tỉ mét khối của năm ngoái. Song, chưa dừng lại ở đó, nhu cầu khí đốt tự nhiên của Trung Quốc có thể còn tăng lên khoảng 600 tỉ mét khối vào năm 2040 và sau đó vượt Mỹ trong những năm từ 2040 đến 2050 để thành nước tiêu thụ khí đốt nhiều nhất thế giới.
Với việc Trung Quốc đang vươn lên dẫn đầu, thì nhu cầu khí đốt của châu Á dự kiến cũng sẽ tăng gấp đôi lên 1.200 tỉ mét khối/năm vào năm 2025. Một số yếu tố đứng sau sự gia tăng này được chỉ ra bao gồm tăng trưởng kinh tế, quá trình đô thị hóa mạnh mẽ và các yếu tố môi trường. Tuy nhiên, sự phát triển của các nguồn năng lượng tái tạo có thể trở thành nguy cơ đối với thị trường khí đốt trong tương lai.
Phương Anh
Báo Thanh Niên
Báo Thanh Niên
Relate Threads