Trung Quốc vừa khiến các trung tâm tài chính truyền thống thế giới chú ý khi cho hay họ muốn phát triển các thị trường nguyên liệu thô thành các trung tâm thiết lập giá cả.
Bloomberg cho hay động thái của Trung Quốc là nhằm kết hợp sức nặng thương mại của nước này với kỳ vọng có tiếng nói lớn hơn trong việc định giá cả hàng hóa.
Phó chủ tịch Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc (CSRC) Fang Xinghai cho biết tại Thượng Hải: “Chúng ta đang đối diện với cơ hội hiếm có để trở thành trung tâm định giá cả toàn cầu cho các loại hàng hóa. Trên đường thực hiện mục tiêu này, chúng ta sẽ thấy sự cạnh tranh rất khốc liệt. Chúng ta có lợi thế về quy mô kinh doanh và tăng trưởng kinh tế, nhưng luật pháp thì chưa được ổn và tài năng vẫn còn thiếu”.
Trung Quốc là nước sử dụng các loại kim loại và năng lượng nhiều nhất thế giới, nhưng thương nhân và doanh nghiệp nước này phải phụ thuộc vào các trung tâm tài chính nước ngoài, chẳng hạn như London (Anh) và New York (Mỹ), trong việc thiết lập mức giá chuẩn cho hầu hết các loại hàng hóa họ tiếp nhận và tiêu thụ. Quốc gia Đông Á từng tuyên bố sẽ mở mảng giao dịch nguyên vật liệu thô cho giới đầu tư ngoại và ông Fang mới đây cam kết sẽ đẩy mạnh quá trình trên.
“Chúng tôi có kế hoạch lấy dầu thô, quặng sắt và cao su tự nhiên làm những điểm khởi đầu trong nỗ lực mở cửa thị trường trong nước cho các nhà đầu tư nước ngoài”, ông Fang nói. Dù vậy, ông cũng cho rằng Đại lục không nên đánh giá thấp quyết tâm của các trung tâm định giá truyền thống trong việc giữ vững vị thế của họ.
Các thị trường nguyên liệu thô kỳ hạn ở châu Á trở thành tiêu điểm đầu năm nay sau khi chìm trong một cơn sốt đầu cơ với giá cả và khối lượng giao dịch tăng đến mức cao chưa từng có vào tháng 3 và tháng 4. Vụ việc khiến CSRC vào cuộc, thắt chặt quy định và nâng phí.
Sự can thiệp của CSRC đã thành công. Dữ liệu từ ba sàn giao dịch các loại hàng hóa cho thấy khối lượng giao dịch tổng hợp đang thấp hơn một nửa so với mức đỉnh điểm của cơn sốt đầu cơ. Dù vậy, Ngân hàng Morgan Stanley nhận định giới đầu tư Đại lục vẫn có thể quay lại tình trạng trên vì họ được tiếp cận tín dụng dễ dàng còn các khoản đầu tư thay thế thì diễn biến khá tệ.
Bloomberg cho hay động thái của Trung Quốc là nhằm kết hợp sức nặng thương mại của nước này với kỳ vọng có tiếng nói lớn hơn trong việc định giá cả hàng hóa.
Phó chủ tịch Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc (CSRC) Fang Xinghai cho biết tại Thượng Hải: “Chúng ta đang đối diện với cơ hội hiếm có để trở thành trung tâm định giá cả toàn cầu cho các loại hàng hóa. Trên đường thực hiện mục tiêu này, chúng ta sẽ thấy sự cạnh tranh rất khốc liệt. Chúng ta có lợi thế về quy mô kinh doanh và tăng trưởng kinh tế, nhưng luật pháp thì chưa được ổn và tài năng vẫn còn thiếu”.
Trung Quốc là nước sử dụng các loại kim loại và năng lượng nhiều nhất thế giới, nhưng thương nhân và doanh nghiệp nước này phải phụ thuộc vào các trung tâm tài chính nước ngoài, chẳng hạn như London (Anh) và New York (Mỹ), trong việc thiết lập mức giá chuẩn cho hầu hết các loại hàng hóa họ tiếp nhận và tiêu thụ. Quốc gia Đông Á từng tuyên bố sẽ mở mảng giao dịch nguyên vật liệu thô cho giới đầu tư ngoại và ông Fang mới đây cam kết sẽ đẩy mạnh quá trình trên.
Các thị trường nguyên liệu thô kỳ hạn ở châu Á trở thành tiêu điểm đầu năm nay sau khi chìm trong một cơn sốt đầu cơ với giá cả và khối lượng giao dịch tăng đến mức cao chưa từng có vào tháng 3 và tháng 4. Vụ việc khiến CSRC vào cuộc, thắt chặt quy định và nâng phí.
Sự can thiệp của CSRC đã thành công. Dữ liệu từ ba sàn giao dịch các loại hàng hóa cho thấy khối lượng giao dịch tổng hợp đang thấp hơn một nửa so với mức đỉnh điểm của cơn sốt đầu cơ. Dù vậy, Ngân hàng Morgan Stanley nhận định giới đầu tư Đại lục vẫn có thể quay lại tình trạng trên vì họ được tiếp cận tín dụng dễ dàng còn các khoản đầu tư thay thế thì diễn biến khá tệ.
Thu Thảo - Báo Thanh Niên
Relate Threads