Nhập khẩu dầu từ Mỹ và BIển Bắc của Trung Quốc đã tăng đáng kể trong giai đoạn 4 tháng đầu năm nay, gây bất ngờ cho các nhà cung cấp Trung Đông như Saudi Arabia Oil, còn được gọi là Saudi Aramco.
Trung Quốc đã nhập khẩu 1,21 triệu tấn dầu thô từ Mỹ trong 4 tháng đầu năm, so với mức 30.000 tấn của cùng kỳ năm trước. Nhập khẩu từ Anh, kiểm soát một phần sản lượng Biển Bắc, đã tăng 240% lên 2,99 triệu tấn.
Nhập khẩu từ Brazil và Argentina cũng tăng.
Sự thay đổi thói quen của Trung Quốc là do sự chênh lệch thu hẹp lại giữa giá dầu thô Trung Đông và các thị trường khác, sau khi OPEC giảm sản lượng vào đầu năm.
Dầu Brent từ Biển Bắc và dầu của Mỹ có mật độ tương đối thấp và ít lưu huỳnh. Do có nhiều xăng và dầu nhẹ hơn có thể được sản xuất từ cùng một lượng dầu, các loại dầu này thường đắt hơn so với dầu thô Trung Đông, có mật độ dày hơn và chứa nhiều lưu huỳnh hơn.
Tuy nhiên, kể từ khi OPEC cắt giảm sản xuất, giá dầu thô Dubai đã vượt qua giá hợp đồng tương lai của West Texas Intermediate. Chuẩn Mỹ đã cao hơn trung bình 2,60 USD so với dầu thô Dubai trong bốn tháng đầu năm 2016. Chuẩn này đã giao dịch trong cùng kỳ năm nay, trung bình cao hơn giá dầu thô Dubai 1,09 USD.
Trong khi đó, các nhà máy tinh chế tư nhân Trung Quốc còn được gọi là "teapot" đã chủ động mua dầu thô Nam Mỹ. Theo ông Mika Takehara, một nhà nghiên cứu của tập đoàn quốc gia về Dầu thô, Khí đốt và Kim loại Nhật Bản, hay Jogmec, nhập khẩu từ Brazil có thể được mua theo hợp đồng dài hạn.
Để phản ứng với nguồn cung Bắc Mỹ và Biển Bắc tăng lên ở Châu Á, Saudi Aramco vào đầu tháng 3 đã giảm giá chuẩn dầu chính Arab Light trong tháng 4 cho khách hàng Châu Á. Công ty dầu mỏ nhà nước này đã giảm giá 30 cent một thùng.
Một nguồn tin tại một Nhật Bản cho biết việc giảm giá lớn hơn dự kiến là nỗ lực của Saudi Arabia để duy trì thị phần ở châu Á. Saudi Aramco cũng cắt giảm giá trong hai tháng liên tiếp.
Thị phần xuất khẩu dầu của Saudi Arabia ở Trung Quốc đã giảm 1,2 điểm phần trăm trong 4 tháng đầu năm nay, xuống còn 13,2%.
OPEC dự định duy trì sản lượng cắt giảm cho đến tháng 3 năm 2018. Nhưng miễn là giá vẫn giới hạn khả năng cạnh tranh của dầu thô Trung Đông, thì Trung Quốc - nước tiêu thụ lớn thứ hai thế giới - có thể sẽ tìm kiếm nguồn cung ở những nơi khác.
Trung Quốc đã nhập khẩu 1,21 triệu tấn dầu thô từ Mỹ trong 4 tháng đầu năm, so với mức 30.000 tấn của cùng kỳ năm trước. Nhập khẩu từ Anh, kiểm soát một phần sản lượng Biển Bắc, đã tăng 240% lên 2,99 triệu tấn.
Nhập khẩu từ Brazil và Argentina cũng tăng.
Sự thay đổi thói quen của Trung Quốc là do sự chênh lệch thu hẹp lại giữa giá dầu thô Trung Đông và các thị trường khác, sau khi OPEC giảm sản lượng vào đầu năm.
Tuy nhiên, kể từ khi OPEC cắt giảm sản xuất, giá dầu thô Dubai đã vượt qua giá hợp đồng tương lai của West Texas Intermediate. Chuẩn Mỹ đã cao hơn trung bình 2,60 USD so với dầu thô Dubai trong bốn tháng đầu năm 2016. Chuẩn này đã giao dịch trong cùng kỳ năm nay, trung bình cao hơn giá dầu thô Dubai 1,09 USD.
Trong khi đó, các nhà máy tinh chế tư nhân Trung Quốc còn được gọi là "teapot" đã chủ động mua dầu thô Nam Mỹ. Theo ông Mika Takehara, một nhà nghiên cứu của tập đoàn quốc gia về Dầu thô, Khí đốt và Kim loại Nhật Bản, hay Jogmec, nhập khẩu từ Brazil có thể được mua theo hợp đồng dài hạn.
Để phản ứng với nguồn cung Bắc Mỹ và Biển Bắc tăng lên ở Châu Á, Saudi Aramco vào đầu tháng 3 đã giảm giá chuẩn dầu chính Arab Light trong tháng 4 cho khách hàng Châu Á. Công ty dầu mỏ nhà nước này đã giảm giá 30 cent một thùng.
Một nguồn tin tại một Nhật Bản cho biết việc giảm giá lớn hơn dự kiến là nỗ lực của Saudi Arabia để duy trì thị phần ở châu Á. Saudi Aramco cũng cắt giảm giá trong hai tháng liên tiếp.
Thị phần xuất khẩu dầu của Saudi Arabia ở Trung Quốc đã giảm 1,2 điểm phần trăm trong 4 tháng đầu năm nay, xuống còn 13,2%.
OPEC dự định duy trì sản lượng cắt giảm cho đến tháng 3 năm 2018. Nhưng miễn là giá vẫn giới hạn khả năng cạnh tranh của dầu thô Trung Đông, thì Trung Quốc - nước tiêu thụ lớn thứ hai thế giới - có thể sẽ tìm kiếm nguồn cung ở những nơi khác.
Nguồn: xangdau.net
Relate Threads