Mỹ tiếp tục gây sức ép đối với Trung Quốc nhằm buộc nước này chấm dứt các chuyến hàng vận chuyển dầu thô cho Triều Tiên, từ đó phong tỏa đường huyết mạch kinh tế đối với chính quyền Bình Nhưỡng sau mối đe dọa tên lửa mới nhất do quốc gia Đông Bắc Á này gây ra.
Trong cuộc điện đàm, đích thân Tổng thống Mỹ Donald Trump đã kêu gọi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khóa đường ống dẫn dẫn dầu cung cấp cho Triều Tiên sau khi quốc gia trang bị vũ khí hạt nhân này tiến hành phóng thử một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) mới.
Trong cuộc họp khẩn của HĐBA LHQ ngày 29/11, Đại sứ Mỹ tại LHQ Nikki Haley cho rằng: “Đó được coi là một bước đi then chốt trong nỗ lực của quốc tế nhằm chấm dứt hành động bị quốc tế chỉ trích này”.
Trung Quốc đã thực thi một loạt các lệnh trừng phạt của LHQ đối với Bình Nhưỡng, song vẫn bác bỏ những lời kêu gọi đóng “đường ống dẫn dầu Hữu nghị Trung-Triều”.
Theo ông Wang Peng, chuyên gia nghiên cứu về Triều Tiên tại Viện Charhar của Trung Quốc, hầu hết số dầu Trung Quốc cung cấp cho Triều Tiên được sử dụng cho quân đội và phục vụ chương trình tên lửa và hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Còn chuyên gia Daniel Russel thuộc Viện Chính sách Xã hội châu Á cho rằng Trung Quốc lo ngại việc dừng dòng chảy năng lượng có thể khiến chính quyền Triều Tiên sụp đổ hoặc kích động một sự đáp trả bạo lực từ phía Bình Nhưỡng.
Ông Russel nêu rõ: “Không có chuyện Trung Quốc sẽ ngừng các chuyến hàng vận chuyển dầu. Họ đã nói rõ điều này. Tôi nghĩ Chủ tịch Tập đang bước đi chậm hơn nhiều bởi ưu tiên của ông ấy là tránh hỗn loạn, chứ không tránh một ICBM có khả năng mang đầu đạn hạt nhân”.
Chuyên gia Wang nhận định Bắc Kinh lo ngại cắt đứt nguồn cung dầu mỏ bởi động thái này “chắc chắn sẽ hủy hoại mối quan hệ” với nước láng giềng. Theo ông, Trung Quốc nhiều khả năng "đá quả bóng sang chân Mỹ" hơn là đưa ra hành động trực tiếp trong việc đáp trả mối đe dọa tên lửa mới nhất.
Trong cuộc điện đàm, đích thân Tổng thống Mỹ Donald Trump đã kêu gọi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khóa đường ống dẫn dẫn dầu cung cấp cho Triều Tiên sau khi quốc gia trang bị vũ khí hạt nhân này tiến hành phóng thử một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) mới.
Trung Quốc đã thực thi một loạt các lệnh trừng phạt của LHQ đối với Bình Nhưỡng, song vẫn bác bỏ những lời kêu gọi đóng “đường ống dẫn dầu Hữu nghị Trung-Triều”.
Theo ông Wang Peng, chuyên gia nghiên cứu về Triều Tiên tại Viện Charhar của Trung Quốc, hầu hết số dầu Trung Quốc cung cấp cho Triều Tiên được sử dụng cho quân đội và phục vụ chương trình tên lửa và hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Còn chuyên gia Daniel Russel thuộc Viện Chính sách Xã hội châu Á cho rằng Trung Quốc lo ngại việc dừng dòng chảy năng lượng có thể khiến chính quyền Triều Tiên sụp đổ hoặc kích động một sự đáp trả bạo lực từ phía Bình Nhưỡng.
Ông Russel nêu rõ: “Không có chuyện Trung Quốc sẽ ngừng các chuyến hàng vận chuyển dầu. Họ đã nói rõ điều này. Tôi nghĩ Chủ tịch Tập đang bước đi chậm hơn nhiều bởi ưu tiên của ông ấy là tránh hỗn loạn, chứ không tránh một ICBM có khả năng mang đầu đạn hạt nhân”.
Chuyên gia Wang nhận định Bắc Kinh lo ngại cắt đứt nguồn cung dầu mỏ bởi động thái này “chắc chắn sẽ hủy hoại mối quan hệ” với nước láng giềng. Theo ông, Trung Quốc nhiều khả năng "đá quả bóng sang chân Mỹ" hơn là đưa ra hành động trực tiếp trong việc đáp trả mối đe dọa tên lửa mới nhất.
TTXVN/Báo Tin tức
Relate Threads