Trong bối cảnh nguồn cung từ các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ truyền thống chưa giảm, Iran sắp quay trở lại “sân chơi” với quyết tâm gia tăng sản lượng về mức trước khi bị cấm vận thì thị trường dầu mỏ lại đón nhận thêm một nhà xuất khẩu lớn khác – Trung Quốc.
Thỏa thuận giữa Nga và Ả Rập Xê út không mang lại nhiều ấn tượng đối với giới đầu tư, bởi trong gần 4 năm qua, cả 2 quốc gia này ít có sự thay đổi lớn về sản lượng cung cấp ra thị trường. Ngay cả OPEC cũng thấy rằng, cần thực hiện những hành động tiếp theo nếu thỏa thuận giữ nguyên mức sản lượng được duy trì.
Trong ngày đầu tuần, một quan chức đứng đầu OPEC cho biết: “Những nước sản xuất dầu lớn trên thế giới có thể sẽ phải xem xét về các hành động khác để loại bỏ tình trạng dư cung, nếu thỏa thuận giữ nguyên mức sản lượng được duy trì trong một vài tháng”.
Ông Abdullah al-Badri, Thư ký thường niên của OPEC thừa nhận rằng, OPEC đã không nghĩ rằng mức giá lại giảm sâu như vậy kể từ khi quyết định không cắt giảm sản lượng vào cuối năm 2014.
Ông cũng cho biết, OPEC đã tổ chức buổi trao đổi với các nước sản xuất dầu mỏ quan trọng khác như Brazil, Trung Quốc, Oman và Mexico về vấn đề giữ nguyên mức sản lượng. Nếu thỏa thuận về giữ nguyên mức sản lượng thành công thì OPEC cần phải tiếp tục tiến hành các bước tiếp theo trong tương lai.
Trong bối cảnh nguồn cung từ các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ truyền thống chưa giảm, Iran sắp quay trở lại “sân chơi” với quyết tâm gia tăng sản lượng về mức trước khi bị cấm vận thì thị trường dầu mỏ lại đón nhận thêm một nhà xuất khẩu lớn khác – Trung Quốc.
Sự xuất hiện của Trung Quốc như một nước xuất khẩu sản phẩm dầu lớn trên thế giới, chủ yếu là dầu diesel, đã gây ảnh hưởng đến mức lợi nhuận lọc dầu của các nước châu Á, bởi chính sách nhiên liệu nội địa được ưu tiên phát triển sẽ khuyến khích các nhà máy lọc dầu Trung Quốc duy trì mức sản lượng cao và sẽ xuất khẩu sang các thị trường trong khu vực với nguồn cung dư thừa của họ.
Trung Quốc là nước sản xuất diesel lớn thứ 2 của thế giới. Cho đến tận năm ngoái, quốc gia này vẫn là nước xuất khẩu nhiên liệu khiêm tốn do lĩnh vực công nghiệp mỏ, phát điện và vận tải của họ đã sử dụng phần lớn lượng diesel sản xuất trong nước.
Tuy nhiên, các ngành công nghiệp của quốc gia này đang phát triển chậm lại và công suất vận hành của các nhà máy lọc dầu vẫn ở mức cao để đáp ứng nhu cầu về xăng và nhiên liệu máy bay sử dụng trong vận tải. Điều này dẫn đến tình trạng dư thừa diesel trong nước.
Cuối năm 2015, lượng xuất khẩu trung bình hàng tháng của Trung Quốc ở mức 865 nghìn tấn, cao hơn nhiều so với mức 329 nghìn tấn trong nửa đầu năm 2015.
Thỏa thuận giữa Nga và Ả Rập Xê út không mang lại nhiều ấn tượng đối với giới đầu tư, bởi trong gần 4 năm qua, cả 2 quốc gia này ít có sự thay đổi lớn về sản lượng cung cấp ra thị trường. Ngay cả OPEC cũng thấy rằng, cần thực hiện những hành động tiếp theo nếu thỏa thuận giữ nguyên mức sản lượng được duy trì.
Ông Abdullah al-Badri, Thư ký thường niên của OPEC thừa nhận rằng, OPEC đã không nghĩ rằng mức giá lại giảm sâu như vậy kể từ khi quyết định không cắt giảm sản lượng vào cuối năm 2014.
Ông cũng cho biết, OPEC đã tổ chức buổi trao đổi với các nước sản xuất dầu mỏ quan trọng khác như Brazil, Trung Quốc, Oman và Mexico về vấn đề giữ nguyên mức sản lượng. Nếu thỏa thuận về giữ nguyên mức sản lượng thành công thì OPEC cần phải tiếp tục tiến hành các bước tiếp theo trong tương lai.
Trong bối cảnh nguồn cung từ các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ truyền thống chưa giảm, Iran sắp quay trở lại “sân chơi” với quyết tâm gia tăng sản lượng về mức trước khi bị cấm vận thì thị trường dầu mỏ lại đón nhận thêm một nhà xuất khẩu lớn khác – Trung Quốc.
Sự xuất hiện của Trung Quốc như một nước xuất khẩu sản phẩm dầu lớn trên thế giới, chủ yếu là dầu diesel, đã gây ảnh hưởng đến mức lợi nhuận lọc dầu của các nước châu Á, bởi chính sách nhiên liệu nội địa được ưu tiên phát triển sẽ khuyến khích các nhà máy lọc dầu Trung Quốc duy trì mức sản lượng cao và sẽ xuất khẩu sang các thị trường trong khu vực với nguồn cung dư thừa của họ.
Trung Quốc là nước sản xuất diesel lớn thứ 2 của thế giới. Cho đến tận năm ngoái, quốc gia này vẫn là nước xuất khẩu nhiên liệu khiêm tốn do lĩnh vực công nghiệp mỏ, phát điện và vận tải của họ đã sử dụng phần lớn lượng diesel sản xuất trong nước.
Tuy nhiên, các ngành công nghiệp của quốc gia này đang phát triển chậm lại và công suất vận hành của các nhà máy lọc dầu vẫn ở mức cao để đáp ứng nhu cầu về xăng và nhiên liệu máy bay sử dụng trong vận tải. Điều này dẫn đến tình trạng dư thừa diesel trong nước.
Cuối năm 2015, lượng xuất khẩu trung bình hàng tháng của Trung Quốc ở mức 865 nghìn tấn, cao hơn nhiều so với mức 329 nghìn tấn trong nửa đầu năm 2015.
Hoàng Kim - tinnhanhchungkhoan.vn/
Relate Threads