Tuần qua, giá dầu chứng kiến những phiên lên xuống đan xen, trước các thông tin trái chiều có tác động đến nguồn cung “vàng đen”.
Khép phiên 22/8, giá dầu thế giới đi xuống, dứt chuỗi ngày tăng giá trong tuần trước, trước khả năng Iraq và Nigeria tăng nguồn cung.
Iraq đã đánh đi tín hiệu về khả năng sẽ tăng sản lượng tại các mỏ dầu ở Kirkuk theo một thỏa thuận giữa chính quyền khu tự trị này với tân Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq.
Ngoài ra, một quan chức giấu tên thuộc Bộ Dầu mỏ Nigeria cho biết chính phủ nước này đã nhất trí với các nhóm phiến quân về một lệnh ngừng bắn tại khu vực châu thổ sông Niger và tiến hành đàm phán, sau khi khu vực này hứng chịu một loạt vụ tấn công nhằm vào cơ sở hạ tầng của ngành dầu khí.
Sang phiên 23/8, giá dầu thế giới đi lên sau khi thị trường đón nhận thông tin từ phía Iran cho hay rất có thể nước này sẽ ủng hộ Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và Nga trong thỏa thuận “đóng băng” sản lượng khai thác nhằm bình ổn giá dầu trong cuộc họp dự kiến diễn ra vào cuối tháng tới.
Song, chuyên gia Gene McGillian thuộc Tradition Energy cho biết hiện vẫn chưa rõ trong cuộc họp tháng Chín các nước sản xuất dầu chủ chốt của thế giới có đưa ra được giải pháp cụ thể nào nhằm bình ổn giá "vàng đen" hay không.
Giá dầu đã đảo chiều trong phiên 24/8, khi lượng dầu thô trong các kho dự trữ ở Mỹ bất ngờ tăng đã “nối dài” những lo ngại về tình trạng dư cung trên toàn cầu.
Bộ Năng lượng Mỹ cho biết dự trữ dầu thô trong tuần trước đã tăng thêm khoảng 2,5 triệu thùng, trái ngược với dự báo giảm 850.000 thùng của các chuyên gia phân tích.
Đến phiên 25/8, giá dầu lấy lại được đà tăng, do những căng thẳng quân sự giữa Mỹ và Iran ở vùng Vịnh và dự đoán đồng USD có thể giảm trước khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) điều chỉnh chính sách tiền tệ.
Phil Flynn, nhà phân tích của Trung tâm Price Futures Group ở Chicago cho biết, cuộc đối đầu giữa Mỹ và Iran có khả năng gây ra những căng thẳng địa chính trị ở khu vực Trung Đông và có thể làm gián đoạn các hoạt động trung chuyển dầu mỏ ở khu vực, qua đó gây áp lực lên thị trường dầu mỏ.
Trong phiên cuối tuần (26/8), giá dầu thế giới tăng nhẹ, trước bình luận của Chủ tịch Fed, Janet Yellen về chính sách tiền tệ và báo cáo về tình hình xung đột giữa liên quân do Saudi Arabia đứng đầu và lực lượng nổi dậy tại Yemen.
Chốt phiên này, giá dầu Brent Biển Bắc tăng 25 xu lên 49,92 USD/thùng; còn giá dầu ngọt nhẹ New York tăng 31 xu lên 47,64 USD/thùng. Theo kế hoạch, các nước thành viên OPEC sẽ nhóm họp bên lề Diễn đàn Năng lượng Quốc tế, diễn ra tại Algeria, từ ngày 26-28/9 tới.
Khép phiên 22/8, giá dầu thế giới đi xuống, dứt chuỗi ngày tăng giá trong tuần trước, trước khả năng Iraq và Nigeria tăng nguồn cung.
Iraq đã đánh đi tín hiệu về khả năng sẽ tăng sản lượng tại các mỏ dầu ở Kirkuk theo một thỏa thuận giữa chính quyền khu tự trị này với tân Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq.
Ngoài ra, một quan chức giấu tên thuộc Bộ Dầu mỏ Nigeria cho biết chính phủ nước này đã nhất trí với các nhóm phiến quân về một lệnh ngừng bắn tại khu vực châu thổ sông Niger và tiến hành đàm phán, sau khi khu vực này hứng chịu một loạt vụ tấn công nhằm vào cơ sở hạ tầng của ngành dầu khí.
Sang phiên 23/8, giá dầu thế giới đi lên sau khi thị trường đón nhận thông tin từ phía Iran cho hay rất có thể nước này sẽ ủng hộ Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và Nga trong thỏa thuận “đóng băng” sản lượng khai thác nhằm bình ổn giá dầu trong cuộc họp dự kiến diễn ra vào cuối tháng tới.
Song, chuyên gia Gene McGillian thuộc Tradition Energy cho biết hiện vẫn chưa rõ trong cuộc họp tháng Chín các nước sản xuất dầu chủ chốt của thế giới có đưa ra được giải pháp cụ thể nào nhằm bình ổn giá "vàng đen" hay không.
Giá dầu đã đảo chiều trong phiên 24/8, khi lượng dầu thô trong các kho dự trữ ở Mỹ bất ngờ tăng đã “nối dài” những lo ngại về tình trạng dư cung trên toàn cầu.
Đến phiên 25/8, giá dầu lấy lại được đà tăng, do những căng thẳng quân sự giữa Mỹ và Iran ở vùng Vịnh và dự đoán đồng USD có thể giảm trước khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) điều chỉnh chính sách tiền tệ.
Phil Flynn, nhà phân tích của Trung tâm Price Futures Group ở Chicago cho biết, cuộc đối đầu giữa Mỹ và Iran có khả năng gây ra những căng thẳng địa chính trị ở khu vực Trung Đông và có thể làm gián đoạn các hoạt động trung chuyển dầu mỏ ở khu vực, qua đó gây áp lực lên thị trường dầu mỏ.
Trong phiên cuối tuần (26/8), giá dầu thế giới tăng nhẹ, trước bình luận của Chủ tịch Fed, Janet Yellen về chính sách tiền tệ và báo cáo về tình hình xung đột giữa liên quân do Saudi Arabia đứng đầu và lực lượng nổi dậy tại Yemen.
Chốt phiên này, giá dầu Brent Biển Bắc tăng 25 xu lên 49,92 USD/thùng; còn giá dầu ngọt nhẹ New York tăng 31 xu lên 47,64 USD/thùng. Theo kế hoạch, các nước thành viên OPEC sẽ nhóm họp bên lề Diễn đàn Năng lượng Quốc tế, diễn ra tại Algeria, từ ngày 26-28/9 tới.
Trà My - Bnews.vn (Tổng hợp)
Relate Threads