Nếu giá dầu tiếp tục ở mức thấp dưới 45 USD/thùng, đến cuối năm nay tỷ lệ phá sản trong ngành năng lượng Mỹ có thể lên đến 20%...
Giá dầu phục hồi mạnh trong những tháng gần đây đã không thể ngăn được làn sóng phá sản của các công ty năng lượng Mỹ, theo một bài báo mới đây trên Financial Times.
Tính đến cuối tháng 4/2016, theo công bố của chính phủ Mỹ và tính toán của tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch, số lượng các công ty năng lượng Mỹ nộp đơn xin phá sản đã lên mức cao kỷ lục. Không ít chuyên gia cảnh báo nếu tình trạng hiện nay tiếp tục, ngành năng lượng Mỹ sẽ chỉ còn toàn những “công ty xác sống”.
Cuối tuần vừa qua, công ty năng lượng Ultra Petroleum và Midstates Petroleum đã chính thức nộp hồ sơ xin phá sản theo chương 11 Luật Phá sản Mỹ. Tỷ lệ phá sản của các công ty trong ngành năng lượng Mỹ đạt mức kỷ lục 13%. Con số này tăng hơn 6 lần so với mức chỉ 2% cách đây 1 năm.
Ở thời điểm nộp hồ sơ phá sản, tổng lượng tiền mặt của hai công ty này chỉ còn 362 triệu USD thế nhưng họ đang nợ đến 6 tỷ USD.
Giá dầu phục hồi không khiến nhiều công ty năng lượng Mỹ vui mừng bởi họ lo ngại các công ty sản xuất dầu đá phiến sẽ nhanh chóng tăng sản lượng và đẩy thêm công ty khai thác dầu thô truyền thống đến tình trạng phá sản.
Dù giá dầu thô ngọt nhẹ WTI trên thị trường Mỹ đã tăng được 67% từ mức đáy thiết lập vào tháng 2/2016, Fitch dự báo tỷ lệ phá sản trong ngành năng lượng Mỹ có thể lên đến 20% vào thời điểm cuối năm 2016 khi giá dầu tiếp tục duy trì ở mức thấp hiện tại.
Tình trạng phá sản của nhiều công ty nhóm ngành năng lượng đang tạo ra một môi trường kinh doanh khó khăn hơn cho những công ty còn lại đang cố gắng tồn tại. Khi số lượng hồ sơ xin phá sản tăng lên, các ngân hàng Mỹ đồng loạt thắt chặt chính sách tín dụng, nâng lãi suất, siết điều kiện vay vốn, thế chấp đối với các công ty năng lượng với lý do triển vọng kinh doanh của họ không sáng sủa.
Chuyên gia phân tích thị trường tại quỹ Invesco, ông Michael Roberts, khẳng định: “Những gì đang diễn ra ở hiện tại không phải đã là điểm cuối của làn sóng phá sản trong ngành năng lượng Mỹ. Rất nhiều công ty năng lượng Mỹ không đủ khả năng duy trì hoạt động nếu giá dầu dưới 45 USD/thùng”.
Một số liệu khác từ Standard & Poor’s ho thấy tỷ lệ phá sản trong doanh nghiệp Mỹ nói chung đã lên mức 3,9% tính đến cuối tháng 4/2016, mức cao nhất tính từ tháng 9/2010. Trong đó, tỷ lệ phá sản đặc biệt cao trong nhóm các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh trên thị trường hàng hóa.
Dù mới đây 15 nước trong và ngoài Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã không đạt được thỏa thuận cho việc không tăng sản lượng dầu, nhiều chuyên gia đang hy vọng rằng việc sản xuất năng lượng tại Mỹ thu hẹp dù ở mức độ chậm sẽ giúp thị trường năng lượng thế giới đạt trạng thái cân bằng từ nửa sau năm 2016.
Tuy tăng mạnh trong 3 tháng vừa qua nhưng giá dầu WTI và Brent hiện vẫn thấp hơn 60% so với mức cao được thiết lập vào tháng 7/2014.
Tính đến cuối tháng 4/2016, theo công bố của chính phủ Mỹ và tính toán của tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch, số lượng các công ty năng lượng Mỹ nộp đơn xin phá sản đã lên mức cao kỷ lục. Không ít chuyên gia cảnh báo nếu tình trạng hiện nay tiếp tục, ngành năng lượng Mỹ sẽ chỉ còn toàn những “công ty xác sống”.
Cuối tuần vừa qua, công ty năng lượng Ultra Petroleum và Midstates Petroleum đã chính thức nộp hồ sơ xin phá sản theo chương 11 Luật Phá sản Mỹ. Tỷ lệ phá sản của các công ty trong ngành năng lượng Mỹ đạt mức kỷ lục 13%. Con số này tăng hơn 6 lần so với mức chỉ 2% cách đây 1 năm.
Ở thời điểm nộp hồ sơ phá sản, tổng lượng tiền mặt của hai công ty này chỉ còn 362 triệu USD thế nhưng họ đang nợ đến 6 tỷ USD.
Giá dầu phục hồi không khiến nhiều công ty năng lượng Mỹ vui mừng bởi họ lo ngại các công ty sản xuất dầu đá phiến sẽ nhanh chóng tăng sản lượng và đẩy thêm công ty khai thác dầu thô truyền thống đến tình trạng phá sản.
Dù giá dầu thô ngọt nhẹ WTI trên thị trường Mỹ đã tăng được 67% từ mức đáy thiết lập vào tháng 2/2016, Fitch dự báo tỷ lệ phá sản trong ngành năng lượng Mỹ có thể lên đến 20% vào thời điểm cuối năm 2016 khi giá dầu tiếp tục duy trì ở mức thấp hiện tại.
Tình trạng phá sản của nhiều công ty nhóm ngành năng lượng đang tạo ra một môi trường kinh doanh khó khăn hơn cho những công ty còn lại đang cố gắng tồn tại. Khi số lượng hồ sơ xin phá sản tăng lên, các ngân hàng Mỹ đồng loạt thắt chặt chính sách tín dụng, nâng lãi suất, siết điều kiện vay vốn, thế chấp đối với các công ty năng lượng với lý do triển vọng kinh doanh của họ không sáng sủa.
Chuyên gia phân tích thị trường tại quỹ Invesco, ông Michael Roberts, khẳng định: “Những gì đang diễn ra ở hiện tại không phải đã là điểm cuối của làn sóng phá sản trong ngành năng lượng Mỹ. Rất nhiều công ty năng lượng Mỹ không đủ khả năng duy trì hoạt động nếu giá dầu dưới 45 USD/thùng”.
Một số liệu khác từ Standard & Poor’s ho thấy tỷ lệ phá sản trong doanh nghiệp Mỹ nói chung đã lên mức 3,9% tính đến cuối tháng 4/2016, mức cao nhất tính từ tháng 9/2010. Trong đó, tỷ lệ phá sản đặc biệt cao trong nhóm các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh trên thị trường hàng hóa.
Dù mới đây 15 nước trong và ngoài Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã không đạt được thỏa thuận cho việc không tăng sản lượng dầu, nhiều chuyên gia đang hy vọng rằng việc sản xuất năng lượng tại Mỹ thu hẹp dù ở mức độ chậm sẽ giúp thị trường năng lượng thế giới đạt trạng thái cân bằng từ nửa sau năm 2016.
Tuy tăng mạnh trong 3 tháng vừa qua nhưng giá dầu WTI và Brent hiện vẫn thấp hơn 60% so với mức cao được thiết lập vào tháng 7/2014.
Theo: Vneconomy.vn
Relate Threads