Tài phiệt Nga thân cận Tổng thống Putin chuẩn bị đón đoàn trừng phạt của Mỹ.
Hãng tin Reuters dẫn các nguồn tin cho biết, Mỹ lên kế hoạch trừng phạt giới tài phiệt Nga trong tuần này, theo một đạo luật nhằm vào Moscow với cáo buộc Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ 2016.
Động thái này có thể sẽ ảnh hưởng đến nhóm người gần gũi với Tổng thống Nga Putin.
Danh sách trên đã được Mỹ công bố từ đầu năm 2018. Đây là danh sách được Bộ Tài chính Mỹ trình lên Nghị viện nhưng chưa rõ khi nào thì thực hiện.
Trong "danh sách đen" này có tên của Ngoại Trưởng Sergei Lavrov, và các giới chức tình báo hàng đầu của Nga. Trong số các doanh nhân thân Tổng thống Putin có nhà tài phiệt nhôm Oleg Deripaska, CEO của Rosneft - Igor Sechin, CEO của Ngân hàng Sberbank Herman Gref và CEO của Tập đoàn dầu khí Gazprom Alexei Miller.
Reuters cho biết các lệnh trừng phạt mới có thể được công bố ngay từ ngày 5/4, trong khi The Washington Post cho biết chúng sẽ được công bố vào ngày 6/4.
Giám đốc điều hành Gazprom Aleksei Miller (trái) và Giám đốc điều hành Rosneft Igor Sechin tại Điện Kremlin.
4 nguồn tin cho biết, hoạt động trừng phạt lần này là dựa trên một đạo luật “Chống các đối thủ của Mỹ thông qua chế tài trừng phạt” (viết tắt là CAATSA) mà cả đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ Mỹ đã thông qua. Đạo luật CAATSA vốn để trừng phạt Nga về việc Nga đã sáp nhập Crimea (thuộc Ukraine) vào năm 2014.
Ông Daniel Fried, một thành viên cao cấp của Hội đồng Đại Tây Dương cho rằng, động thái mới nhất của Chính quyền Mỹ nhằm "gửi một thông điệp rằng ông Putin không thể bảo vệ người dân của mình".
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhận được phản ứng dữ dội từ các chính trị gia, trong đó có Thượng nghị sĩ John McCain. Ông Trump không đồng ý với các cố vấn an ninh của mình khi liên tiếp trừng phạt Nga.
Hôm 3/4, ông Trump nói với các nhà lãnh đạo của các quốc gia vùng Baltic - Latvia, Lithuania, và Estonia - rằng ông đã gặp nhiều khó khăn trong mối đe doạ từ Nga, nhưng cho biết mối quan hệ tốt đẹp hơn với Putin sẽ là "một điều tốt".
Trong bài phát biểu cuối cùng của mình với cương vị là cố vấn an ninh quốc gia, Trung tướng HRM McMaster đã cho rằng, Mỹ và các quốc gia khác đã hành động không đủ mạnh mẽ để chống lại sự xâm lược nguy hiểm của Nga. Ông cho rằng Nga đã hành động bằng phương pháp kết hợp các cuộc tấn công chính trị, kinh tế và không gian mạng vào chế độ dân chủ quốc gia.
Sự can dự của Nga vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đã trở thành chủ đề xuyên suốt tại Quốc hội Mỹ suốt hơn 1 năm ông Trump cầm quyền.
Mới đây, công tố viên đặc biệt Robert Mueller đã tuyên bố các hành động mạnh mẽ hơn vào việc kiểm soát các hành động của ông Trump theo từng thời kỳ. Trước mắt là báo cáo về các hành động của ông Trump khi ông bắt đầu điều hành đất nước. Báo cáo thứ 2 dự đoán là về cuộc tranh cử của ông Trump được Nga hậu thuẫn sẽ được sớm tiến hành.
Liên quan đến cáo buộc này, Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ đã tuyên bố dừng lại cuộc điều tra về sự can gián của Nga với chiến dịch tranh cử của ông Trump vì không thể tìm ra bằng chứng.
Hãng tin Reuters dẫn các nguồn tin cho biết, Mỹ lên kế hoạch trừng phạt giới tài phiệt Nga trong tuần này, theo một đạo luật nhằm vào Moscow với cáo buộc Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ 2016.
Động thái này có thể sẽ ảnh hưởng đến nhóm người gần gũi với Tổng thống Nga Putin.
Danh sách trên đã được Mỹ công bố từ đầu năm 2018. Đây là danh sách được Bộ Tài chính Mỹ trình lên Nghị viện nhưng chưa rõ khi nào thì thực hiện.
Trong "danh sách đen" này có tên của Ngoại Trưởng Sergei Lavrov, và các giới chức tình báo hàng đầu của Nga. Trong số các doanh nhân thân Tổng thống Putin có nhà tài phiệt nhôm Oleg Deripaska, CEO của Rosneft - Igor Sechin, CEO của Ngân hàng Sberbank Herman Gref và CEO của Tập đoàn dầu khí Gazprom Alexei Miller.
Reuters cho biết các lệnh trừng phạt mới có thể được công bố ngay từ ngày 5/4, trong khi The Washington Post cho biết chúng sẽ được công bố vào ngày 6/4.
Giám đốc điều hành Gazprom Aleksei Miller (trái) và Giám đốc điều hành Rosneft Igor Sechin tại Điện Kremlin.
Ông Daniel Fried, một thành viên cao cấp của Hội đồng Đại Tây Dương cho rằng, động thái mới nhất của Chính quyền Mỹ nhằm "gửi một thông điệp rằng ông Putin không thể bảo vệ người dân của mình".
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhận được phản ứng dữ dội từ các chính trị gia, trong đó có Thượng nghị sĩ John McCain. Ông Trump không đồng ý với các cố vấn an ninh của mình khi liên tiếp trừng phạt Nga.
Hôm 3/4, ông Trump nói với các nhà lãnh đạo của các quốc gia vùng Baltic - Latvia, Lithuania, và Estonia - rằng ông đã gặp nhiều khó khăn trong mối đe doạ từ Nga, nhưng cho biết mối quan hệ tốt đẹp hơn với Putin sẽ là "một điều tốt".
Trong bài phát biểu cuối cùng của mình với cương vị là cố vấn an ninh quốc gia, Trung tướng HRM McMaster đã cho rằng, Mỹ và các quốc gia khác đã hành động không đủ mạnh mẽ để chống lại sự xâm lược nguy hiểm của Nga. Ông cho rằng Nga đã hành động bằng phương pháp kết hợp các cuộc tấn công chính trị, kinh tế và không gian mạng vào chế độ dân chủ quốc gia.
Sự can dự của Nga vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đã trở thành chủ đề xuyên suốt tại Quốc hội Mỹ suốt hơn 1 năm ông Trump cầm quyền.
Mới đây, công tố viên đặc biệt Robert Mueller đã tuyên bố các hành động mạnh mẽ hơn vào việc kiểm soát các hành động của ông Trump theo từng thời kỳ. Trước mắt là báo cáo về các hành động của ông Trump khi ông bắt đầu điều hành đất nước. Báo cáo thứ 2 dự đoán là về cuộc tranh cử của ông Trump được Nga hậu thuẫn sẽ được sớm tiến hành.
Liên quan đến cáo buộc này, Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ đã tuyên bố dừng lại cuộc điều tra về sự can gián của Nga với chiến dịch tranh cử của ông Trump vì không thể tìm ra bằng chứng.
Sơn Dương
Báo Đất Việt
Báo Đất Việt
Relate Threads