Trong bối cảnh thị trường dầu mỏ dần mất niềm tin về khả năng phục hồi mạnh mẽ của giá “vàng đen”, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đang nỗ lực tìm giải pháp để cứu vãn tình trạng này.
Thỏa thuận cắt giảm sản lượng đạt được cuối năm ngoái giữa nội bộ OPEC và một số nhà sản xuất hàng đầu thế giới khác như Nga, đang mất dần động lực khi giá dầu liên tục trồi sụt trong những phiên gần đây, do chịu sức ép từ hoạt động khai thác ở Mỹ gia tăng và nguồn cung của OPEC thực tế vẫn ở mức cao (xem biểu đồ 1).
Bản thân Ả Rập Xê út, quốc gia giữ vai trò lãnh đạo OPEC, khó có thể cắt giảm sản lượng hơn nữa để ứng phó với sự thay đổi cấu trúc trên thị trường, bởi lẽ gánh nặng tài chính công mà Riyadh đang phải đối mặt, cùng kế hoạch niêm yết cổ phiếu lần đầu ra công chúng của tập đoàn năng lượng quốc doanh Saudi Aramco vào năm 2018, khiến nước này không còn nhiều lựa chọn để thu hẹp trần sản lượng.
Điều đáng lo ngại đối với OPEC là sự quay trở lại mạnh mẽ của các nhà sản xuất dầu mỏ đá phiến của Mỹ, sau khi họ tận dụng thành công cơ hội giảm sản lượng từ OPEC và nắm bắt xu thế giá dầu tăng tại thời điểm đó để phục hồi sản xuất.
“Rõ ràng, bất cứ khi nào giá dầu cải thiện thì sản lượng dầu đá phiến của Mỹ lại tăng tốc. Điều này cho thấy, OPEC luôn trong tình thế bị động so với đối thủ. Vì thế, sẽ rất khó khăn để tiếp tục duy trì nỗ lực hạn chế tình trạng dư cung và kéo giá dầu tăng lên”, một quan chức Vùng Vịnh đánh giá.
Trong bối cảnh các quan chức OPEC đang nỗ lực để đẩy giá dầu lên ngưỡng 55-60 USD/thùng, tổ chức này vẫn phải cân nhắc về các bước đi hợp lý tiếp theo. Cuộc họp của OPEC tại Vienna (Áo) vào tháng 5 tới sẽ có vai trò quyết định về khả năng hủy bỏ, gia hạn hay tiếp tục cắt giảm sản lượng.
Một quan chức OPEC khác từ khu vực châu Phi nhận định: “Một khi giá dầu lên, nó sẽ thu hút rất nhiều nhà sản xuất quay trở lại thị trường. Điều này trở thành thực tế không thể phủ nhận. OPEC cũng không thể chối bỏ sự hiện diện của các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ, cũng như các đối thủ khác. Vì thế, có lẽ OPEC sẽ phải tìm cách chung sống với các đối thủ khi kỷ nguyên giá dầu cao kỷ lục còn lâu mới quay trở lại”.
Bên cạnh đó, giới phân tích cho rằng, sẽ rất khó để OPEC có thể một lần nữa thuyết phục Nga tham gia vào một thỏa thuận cắt giảm sản lượng mới. Tập đoàn dầu mỏ Rosneft của Nga đã phát đi tín hiệu rằng, quốc gia này có thể không sẵn sàng cắt giảm thêm sản lượng. Vì thế, những rủi ro về việc thỏa thuận giảm sản lượng không được gia hạn là có cơ sở nhất định. Khi đó, thị trường có thể lại rơi vào một cuộc chiến mới về giá dầu (xem biểu đồ 2).
Một số tiếng nói khác từ OPEC lại không cho rằng, tình trạng sụt giảm giá dầu thời gian gần đây là một triệu chứng cho thấy sự hoảng loạn ngắn hạn và còn quá sớm để khẳng định diễn biến thực sự của giá dầu trong thời gian tới.
Cho dù những hy vọng về tác động nhanh chóng từ việc cắt giảm sản lượng đã giảm đáng kể, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) vẫn dự đoán cán cân nguồn cung và nhu cầu sẽ trở nên cân bằng vào giữa năm 2017, ngay cả khi các nhà sản xuất ngoài OPEC mở rộng sản lượng thêm 400.000 thùng/ngày trong năm nay.
Amrita Sen, nhà phân tích năng lượng tại Energy Aspects, nhận định, sau giai đoạn cắt giảm sản lượng mạnh mẽ hồi năm 2008, phải đến quý I/2011 thì tình trạng dư cung trên thị trường toàn cầu mới được khống chế. Bên cạnh đó, thời điểm năm 2008, mức dầu thô dư thừa chỉ khoảng 150 triệu thùng, thì nay con số này lên tới 250 triệu thùng. Vì thế, ngay cả khi các yếu tố nền tảng của thị trường dầu mỏ đang dịch chuyển theo hướng cân bằng hơn giữa nguồn cung và nhu cầu, thì giới giao dịch dầu mỏ cần lưu ý tới mức độ dư thừa quá lớn trong các kho dự trữ hiện nay.
Thỏa thuận cắt giảm sản lượng đạt được cuối năm ngoái giữa nội bộ OPEC và một số nhà sản xuất hàng đầu thế giới khác như Nga, đang mất dần động lực khi giá dầu liên tục trồi sụt trong những phiên gần đây, do chịu sức ép từ hoạt động khai thác ở Mỹ gia tăng và nguồn cung của OPEC thực tế vẫn ở mức cao (xem biểu đồ 1).
Điều đáng lo ngại đối với OPEC là sự quay trở lại mạnh mẽ của các nhà sản xuất dầu mỏ đá phiến của Mỹ, sau khi họ tận dụng thành công cơ hội giảm sản lượng từ OPEC và nắm bắt xu thế giá dầu tăng tại thời điểm đó để phục hồi sản xuất.
“Rõ ràng, bất cứ khi nào giá dầu cải thiện thì sản lượng dầu đá phiến của Mỹ lại tăng tốc. Điều này cho thấy, OPEC luôn trong tình thế bị động so với đối thủ. Vì thế, sẽ rất khó khăn để tiếp tục duy trì nỗ lực hạn chế tình trạng dư cung và kéo giá dầu tăng lên”, một quan chức Vùng Vịnh đánh giá.
Trong bối cảnh các quan chức OPEC đang nỗ lực để đẩy giá dầu lên ngưỡng 55-60 USD/thùng, tổ chức này vẫn phải cân nhắc về các bước đi hợp lý tiếp theo. Cuộc họp của OPEC tại Vienna (Áo) vào tháng 5 tới sẽ có vai trò quyết định về khả năng hủy bỏ, gia hạn hay tiếp tục cắt giảm sản lượng.
Một quan chức OPEC khác từ khu vực châu Phi nhận định: “Một khi giá dầu lên, nó sẽ thu hút rất nhiều nhà sản xuất quay trở lại thị trường. Điều này trở thành thực tế không thể phủ nhận. OPEC cũng không thể chối bỏ sự hiện diện của các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ, cũng như các đối thủ khác. Vì thế, có lẽ OPEC sẽ phải tìm cách chung sống với các đối thủ khi kỷ nguyên giá dầu cao kỷ lục còn lâu mới quay trở lại”.
Một số tiếng nói khác từ OPEC lại không cho rằng, tình trạng sụt giảm giá dầu thời gian gần đây là một triệu chứng cho thấy sự hoảng loạn ngắn hạn và còn quá sớm để khẳng định diễn biến thực sự của giá dầu trong thời gian tới.
Cho dù những hy vọng về tác động nhanh chóng từ việc cắt giảm sản lượng đã giảm đáng kể, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) vẫn dự đoán cán cân nguồn cung và nhu cầu sẽ trở nên cân bằng vào giữa năm 2017, ngay cả khi các nhà sản xuất ngoài OPEC mở rộng sản lượng thêm 400.000 thùng/ngày trong năm nay.
Amrita Sen, nhà phân tích năng lượng tại Energy Aspects, nhận định, sau giai đoạn cắt giảm sản lượng mạnh mẽ hồi năm 2008, phải đến quý I/2011 thì tình trạng dư cung trên thị trường toàn cầu mới được khống chế. Bên cạnh đó, thời điểm năm 2008, mức dầu thô dư thừa chỉ khoảng 150 triệu thùng, thì nay con số này lên tới 250 triệu thùng. Vì thế, ngay cả khi các yếu tố nền tảng của thị trường dầu mỏ đang dịch chuyển theo hướng cân bằng hơn giữa nguồn cung và nhu cầu, thì giới giao dịch dầu mỏ cần lưu ý tới mức độ dư thừa quá lớn trong các kho dự trữ hiện nay.
Việt Khoa - Tinnhanhchungkhoan.vn (Theo báo chí nước ngoài)
Relate Threads