Công ty Dầu khí Quốc gia Abu Dhabi (ADNOC) của Các tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE) đang tìm cách nâng sản lượng khai thác dầu thô lên 3,5 triệu thùng/ngày trong năm tới, từ mức 3 triệu thùng/ngày hiện tại, bằng cách phân chia các lô dầu khí tô nhượng ngoài khơi và ký kết với các đối tác mới.
Theo ADNOC, một lô tô nhượng ngoài khơi, hiện đang được điều hành bởi Công ty Điều hành hàng hải Abu Dhabi (ADMA-OPCO) và sẽ hết hạn vào tháng 3/2018, sẽ được phân chia nhằm tăng cơ hội hợp tác đầu tư.
ADNOC công bố kế hoạch tăng sản lượng vào thời điểm Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đang cố gắng siết lại kỷ luật tuân thủ thỏa thuận của nhóm và “chấn chỉnh” các thành viên không tuân thủ cam kết cắt giảm sản lượng.
Theo thỏa thuận, UAE đã cam kết cắt giảm 139.000 thùng/ngày (so với mốc sản lượng của tháng 10/2016) và đưa sản lượng xuống dưới 2,874 triệu thùng/ngày. Tuy nhiên, UAE đã không tuân thủ chặt chẽ tỷ lệ cắt giảm trên trong bất kỳ tháng nào, kể từ khi thỏa thuận của OPEC có hiệu lực bắt đầu vào ngày 1/1/2017.
Vào cuối tháng 7 vừa qua, UAE mới thông báo kế hoạch giảm xuất khẩu dầu mỏ bắt đầu từ tháng 9 tới.
Trong kế hoạch tăng sản lượng dầu thô nhờ phát triển các lô dầu khí ngoài khơi của ADNOC, cảng Fujairah đóng vai trò quan trọng chiến lược. Đây là cảng xuất khẩu duy nhất của UAE nằm ngoài eo biển Hormuz, đồng thời là cảng nhiên liệu lớn thứ 2 thế giới sau cảng Singapore.
Eo biển Hormuz cung cấp nguồn dầu mỏ quan trọng nhất thế giới, với lưu lượng dầu là 18,5 triệu thùng/ngày vào năm 2016, theo Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA). Vào năm 2015, dòng chảy dầu hằng ngày qua eo biển này chiếm 30% tổng mậu dịch đường biển của dầu thô và các chất lỏng khác.
Tháng 9 năm 2016, cầu tàu đầu tiên của UAE cho các tàu chở dầu thô cỡ rất lớn (VLCC) bắt đầu hoạt động tại cảng Fujairah.
ADNOC công bố kế hoạch tăng sản lượng vào thời điểm Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đang cố gắng siết lại kỷ luật tuân thủ thỏa thuận của nhóm và “chấn chỉnh” các thành viên không tuân thủ cam kết cắt giảm sản lượng.
Theo thỏa thuận, UAE đã cam kết cắt giảm 139.000 thùng/ngày (so với mốc sản lượng của tháng 10/2016) và đưa sản lượng xuống dưới 2,874 triệu thùng/ngày. Tuy nhiên, UAE đã không tuân thủ chặt chẽ tỷ lệ cắt giảm trên trong bất kỳ tháng nào, kể từ khi thỏa thuận của OPEC có hiệu lực bắt đầu vào ngày 1/1/2017.
Vào cuối tháng 7 vừa qua, UAE mới thông báo kế hoạch giảm xuất khẩu dầu mỏ bắt đầu từ tháng 9 tới.
Trong kế hoạch tăng sản lượng dầu thô nhờ phát triển các lô dầu khí ngoài khơi của ADNOC, cảng Fujairah đóng vai trò quan trọng chiến lược. Đây là cảng xuất khẩu duy nhất của UAE nằm ngoài eo biển Hormuz, đồng thời là cảng nhiên liệu lớn thứ 2 thế giới sau cảng Singapore.
Eo biển Hormuz cung cấp nguồn dầu mỏ quan trọng nhất thế giới, với lưu lượng dầu là 18,5 triệu thùng/ngày vào năm 2016, theo Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA). Vào năm 2015, dòng chảy dầu hằng ngày qua eo biển này chiếm 30% tổng mậu dịch đường biển của dầu thô và các chất lỏng khác.
Tháng 9 năm 2016, cầu tàu đầu tiên của UAE cho các tàu chở dầu thô cỡ rất lớn (VLCC) bắt đầu hoạt động tại cảng Fujairah.
Linh Phương
Theo Oilprice
Theo Oilprice
Relate Threads