Ukraine cầu cứu để tiếp tục được là quốc gia "quá cảnh khí đốt"

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
Ukraine đang rất lo sợ bị tước mất quy chế là nước trung chuyển khí đốt của Nga, do đó sự tham gia quản lý hệ thống vận chuyển của các công ty châu Âu được cho là hy vọng của nước này.

Trong một cuộc phỏng vấn trên kênh "Channel 5" của Ukraine, người đứng đầu công ty Naftogaz-ông Andrew Kobolev cho biết, Ukraine sẽ rất khó để trở thành một nước trung chuyển khí đốt của Nga nếu không có các công ty châu Âu tham gia quản lý hệ thống vận chuyển khí đốt.

Theo ông, nước này thực sự sẵn sàng chia sẻ một phần công việc kinh doanh của mình vì lợi ích quá cảnh khí đốt qua Ukraine sau năm 2019 (thời hạn kết thúc hợp đồng vận chuyển khí đốt với Nga).

Ông Kobolev đã gọi Nga là "một đối thủ rất mạnh", vì nước này sẽ đề xuất với châu Âu một hợp đồng có lợi hơn với "Nord Stream-2" (dự án Dòng chảy phương Bắc 2).

Khi_dot.jpg

Cũng như dự án "dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ", nếu dự án này được thực hiện thì Moscow có thể sẽ ngừng cung cấp khí đốt thông qua lãnh thổ Ukraine. Ông Kobolev nhấn mạnh rằng, nếu điều đó xảy ra thì giá khí đốt cho người tiêu dùng châu Âu sẽ đắt đỏ hơn.

Trước đấy trên tạp chí Fobes, nhà báo Kenneth Raposa thu hút dư luận về dữ liệu điều hành mạng châu Âu của hệ thống vận chuyển khí tự nhiên (ENTSOG). Theo đó trong tuần trước, khối lượng khí đốt cung cấp từ Nga sang châu Âu qua Ukraine đã giảm đáng kể.

Ông nhận định rằng, trước cơ sở dữ liệu như thế Kiev cần phải suy nghĩ về tương lai của ngành năng lượng của nước này, khi mà dòng "tiền dễ kiếm" nhờ vận chuyển khí đốt của Nga sẽ thành"con số không".

"Dòng chảy phương Bắc 2" là dự án hợp tác giữa Nga và Đức để xây dựng 2 nhánh đường ống dẫn khí đốt từ Nga chạy qua biển Baltic sang Đức không qua lãnh thổ Ukraine với tổng công suất 55 tỷ mét khối/năm. Dự án này có trị giá khoảng 10 tỷ Euro.

Đại diện đặc biệt về năng lượng của Bộ Ngoại giao Mỹ, ông Amos Hochstein đã khẳng định rằng sau khi Ukraine mất quy chế là nước trung chuyển khí đốt của Nga, nước này sẽ thất thu 2 tỷ USD/năm, và hậu quả là nền kinh tế sẽ "sụp đổ".

Ông Maros Shefkovich, Ủy viên Châu Âu về vấn đề năng lượng, cũng tán thành quan điểm này.Ông đã từng nói: việc xây dựng đường ống là "một kiểu trừng phạt" của Nga đối với Ukraine.

Infonet.vn​
 

Việc làm nổi bật

Top