Ủy ban chống độc quyền Ukraine (UAC) vừa ra quyết định phạt Tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga số tiền 3,4 tỉ USD vì hành vi lạm dụng vị thế độc quyền.
Chủ tịch UAC Yuri Terentyev cho biết trên trang Facebook cá nhân: “Hôm nay (22-1), chúng tôi quyết định xử phạt Công ty Gazprom về việc lạm dụng vị trí thống trị thị trường vận chuyển khí đốt khi sử dụng đường ống trên lãnh thổ Ukraine (để vận chuyển khí đốt sang châu Âu). Số tiền phạt là 85 tỉ hryvnia (3,4 tỉ USD) và Gazprom có 2 tháng để nộp phạt”.
UAC trước đó đã tiến hành một cuộc điều tra về vị thế độc quyền của Công ty Gazprom cũng như vi phạm hợp đồng với Công ty Naftogaz của Ukraine.
Trong một bức thư đề ngày 13-1 do hãng tin TASS công bố, ông Terentyev viết rằng Gazprom bác bỏ những cáo buộc của UAC và đại điện công ty không tham dự phiên đối chất ngày 14-1.
Thủ tướng Ukraine Arseny Yatsenyuk tuyên bố ông dự định mời Liên minh châu Âu (EU) cùng điều tra về trường hợp độc quyền của Gazprom tại EU và Ukraine. Ông Yatsenyuk cho rằng số tiền phạt có thể lên đến 10% tổng doanh thu của Gazprom trên lãnh thổ Ukraine.
Hệ thống đường ống khí đốt qua Ukraine của Gazprom cung cấp 15% lượng khí đốt nhập khẩu hằng năm của các nước EU.
Ngoài ra, UAC khẳng định từ năm 2009-2015, Gazprom liên tục vi phạm các điều khoản hợp đồng với Công ty Naftogaz của nước này.
Hôm 22-1, Gazprom bày tỏ ngạc nhiên về khoản tiền phạt 3,4 tỉ USD mà UAC yêu cầu và khẳng định họ “không thực hiện hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ Ukraine” mà “chỉ giao khí đốt cho Naftogaz ở biên giới phía Tây Liên bang Nga”.
Công ty này cho biết thêm quyết định của UAC giống như một nỗ lực gây áp lực lên các công ty Nga và nhấn mạnh sẽ sử dụng tất cả các phương tiện tư pháp hiện có để đấu tranh cho quyền lợi và lợi ích hợp pháp của mình.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hôm 22-1 cho biết ông tin rằng các biện pháp trừng phạt chống lại Nga liên quan đến tình hình Ukraine có thể được dỡ bỏ trong vài tháng tới nếu Moscow chịu hợp tác.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry. Ảnh: CNN
Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos - Thụy Sĩ, ông Kerry nói khi đề cập đến quan hệ với Nga: “Tôi tin tưởng rằng với sự nỗ lực và thiện ý giải quyết vấn đề của cả hai bên, các biện pháp trừng phạt có thể bị loại bỏ trong những tháng tới”.
Tuy nhiên, ông Kerry nói thêm rằng các biện pháp trừng phạt chỉ được dỡ bỏ nếu Nga và Ukraine tuân thủ cam kết nhằm mang lại hòa bình và ổn định cho khu vực. Điều này liên quan đến thỏa thuận ngừng bắn ở miền Đông Ukraine.
Mỹ và châu Âu áp đặt một loạt biện pháp trừng phạt kinh tế Nga đầu năm 2014 sau vụ Moscow sáp nhập bán đảo Crimea và bị cáo buộc nhúng tay vào cuộc xung đột bên nước láng giềng.
Thỏa thuận ngừng bắn ký tại Minsk – Belarus tháng 9-2014 và tháng 2-2015 nhưng chỉ thực hiện được một thời gian ngắn rồi đổ vỡ.
Chủ tịch UAC Yuri Terentyev cho biết trên trang Facebook cá nhân: “Hôm nay (22-1), chúng tôi quyết định xử phạt Công ty Gazprom về việc lạm dụng vị trí thống trị thị trường vận chuyển khí đốt khi sử dụng đường ống trên lãnh thổ Ukraine (để vận chuyển khí đốt sang châu Âu). Số tiền phạt là 85 tỉ hryvnia (3,4 tỉ USD) và Gazprom có 2 tháng để nộp phạt”.
UAC trước đó đã tiến hành một cuộc điều tra về vị thế độc quyền của Công ty Gazprom cũng như vi phạm hợp đồng với Công ty Naftogaz của Ukraine.
Thủ tướng Ukraine Arseny Yatsenyuk tuyên bố ông dự định mời Liên minh châu Âu (EU) cùng điều tra về trường hợp độc quyền của Gazprom tại EU và Ukraine. Ông Yatsenyuk cho rằng số tiền phạt có thể lên đến 10% tổng doanh thu của Gazprom trên lãnh thổ Ukraine.
Hệ thống đường ống khí đốt qua Ukraine của Gazprom cung cấp 15% lượng khí đốt nhập khẩu hằng năm của các nước EU.
Ngoài ra, UAC khẳng định từ năm 2009-2015, Gazprom liên tục vi phạm các điều khoản hợp đồng với Công ty Naftogaz của nước này.
Hôm 22-1, Gazprom bày tỏ ngạc nhiên về khoản tiền phạt 3,4 tỉ USD mà UAC yêu cầu và khẳng định họ “không thực hiện hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ Ukraine” mà “chỉ giao khí đốt cho Naftogaz ở biên giới phía Tây Liên bang Nga”.
Công ty này cho biết thêm quyết định của UAC giống như một nỗ lực gây áp lực lên các công ty Nga và nhấn mạnh sẽ sử dụng tất cả các phương tiện tư pháp hiện có để đấu tranh cho quyền lợi và lợi ích hợp pháp của mình.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hôm 22-1 cho biết ông tin rằng các biện pháp trừng phạt chống lại Nga liên quan đến tình hình Ukraine có thể được dỡ bỏ trong vài tháng tới nếu Moscow chịu hợp tác.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry. Ảnh: CNN
Tuy nhiên, ông Kerry nói thêm rằng các biện pháp trừng phạt chỉ được dỡ bỏ nếu Nga và Ukraine tuân thủ cam kết nhằm mang lại hòa bình và ổn định cho khu vực. Điều này liên quan đến thỏa thuận ngừng bắn ở miền Đông Ukraine.
Mỹ và châu Âu áp đặt một loạt biện pháp trừng phạt kinh tế Nga đầu năm 2014 sau vụ Moscow sáp nhập bán đảo Crimea và bị cáo buộc nhúng tay vào cuộc xung đột bên nước láng giềng.
Thỏa thuận ngừng bắn ký tại Minsk – Belarus tháng 9-2014 và tháng 2-2015 nhưng chỉ thực hiện được một thời gian ngắn rồi đổ vỡ.
P.Nghĩa (Theo TASS, The Wall Street Journal, CNN)
Relate Threads