Theo báo cáo mới được Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) công bố, Algeria sở hữu trữ lượng khí đá phiến có thể khai thác về mặt kỹ thuật (RTR) lớn thứ ba thế giới.
Trích dẫn một nghiên cứu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) thực hiện năm 2015, UNCTAD ước tính trữ lượng khí đá phiến (RTR) của toàn thế giới vào khoảng 7,567 triệu tỷ ft3 (tương đương 214.500 tỷ m3).
Trữ lượng này đủ đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ toàn cầu trong 61 năm (với mức độ sử dụng của năm 2016). Mười quốc gia sở hữu nguồn khí đá phiến có thể khai thác về mặt kỹ thuật hàng đầu thế giới là Trung Quốc, Argentina, Algeria, Mỹ, Canada, Mexico, Australia, Nam Phi, Liên bang Nga và Brazil.
Theo báo cáo Đánh giá sự phát triển của ngành khai thác dầu khí đá phiến tại Mỹ và một số quốc gia khác nhằm xem xét việc chấp hành các cam kết được đưa ra trong khuôn khổ Hiệp định Paris về khí hậu trong bối cảnh nhu cầu năng lượng ngày càng tăng, 10 quốc gia kể trên chiếm 3/4 trữ lượng “tài nguyên có thể khai thác về mặt kỹ thuật” toàn cầu. Khoảng 50% tài nguyên của thế giới tập trung ở Algeria, Argentina, Canada, Trung Quốc và Mỹ.
Tại khu vực châu Phi, riêng Algeria nắm giữ khoảng 707.000 tỷ ft3 khí đá phiến, tương đương 9,3% trữ lượng RTR toàn cầu và hơn 50% tổng RTR của châu Phi.
Về phần mình, Nam Phi ước tính có thể khai thác 390.000 tỷ ft3 khí đá phiến, tương đương 5,1% RTR thế giới và 28% RTR của châu lục. Các nước Nam Sahara hầu như không xuất hiện trong phân tích, ngoại trừ CH Chad (Sát với 3,2% RTR của châu Phi).
Đối với khí đốt thông thường, Algeria sở hữu khoảng 30% trữ lượng, 43% sản lượng và 56% xuất khẩu của “lục địa đen”. Ngoài ra, trong năm 2016, 60% sản lượng khí tự nhiên của Algeria dành cho xuất khẩu, và chủ yếu sang thị trường Liên minh châu Âu (EU). Cơ cấu năng lượng của Algeria chủ yếu dựa trên nguồn nhiên liệu hoá thạch, với dầu thô và khí đốt tự nhiên chiếm khoảng 99,6%.
UNCTAD cũng đánh giá rằng tương lai của ngành khai thác nguồn tài nguyên tiềm năng này của châu Phi sẽ dựa vào Algeria và Nam Phi, những quốc gia được coi là sở hữu các nguồn tài nguyên chính của châu lục.
Việc hệ thống hoá, sử dụng kết hợp phương pháp khoan ngang và công nghệ “bẻ gãy thuỷ lực” được đưa ra kể từ đầu những năm 2000 đã cho phép các công ty dầu khí khai thác được một khối lượng lớn khí đá phiến tồn tại trong đá nguồn.
Theo Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ, hơn 300.000 giếng khí đá phiến đã được khai thác trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2015 và khoảng một triệu giếng kể từ cuối những năm 1940. Tuy nhiên, khai thác thương mại loại khí này vẫn còn bị giới hạn tại Mỹ và Canada hiện nay do những lo ngại về vấn đề môi trường.
Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ cho rằng xuất phát từ đặc điểm địa chất khác nhau của các mỏ, cũng như các vùng địa lý, cần phải có kiến thức chuyên sâu, kỹ thuật hiện đại cũng như phải nắm rõ được vị trí các tầng chứa nước và các nguồn tài nguyên khác để tránh bất kỳ nguy cơ ô nhiễm nào trong quá trình khai thác khí đá phiến.
Trích dẫn một nghiên cứu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) thực hiện năm 2015, UNCTAD ước tính trữ lượng khí đá phiến (RTR) của toàn thế giới vào khoảng 7,567 triệu tỷ ft3 (tương đương 214.500 tỷ m3).
Trữ lượng này đủ đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ toàn cầu trong 61 năm (với mức độ sử dụng của năm 2016). Mười quốc gia sở hữu nguồn khí đá phiến có thể khai thác về mặt kỹ thuật hàng đầu thế giới là Trung Quốc, Argentina, Algeria, Mỹ, Canada, Mexico, Australia, Nam Phi, Liên bang Nga và Brazil.
Tại khu vực châu Phi, riêng Algeria nắm giữ khoảng 707.000 tỷ ft3 khí đá phiến, tương đương 9,3% trữ lượng RTR toàn cầu và hơn 50% tổng RTR của châu Phi.
Về phần mình, Nam Phi ước tính có thể khai thác 390.000 tỷ ft3 khí đá phiến, tương đương 5,1% RTR thế giới và 28% RTR của châu lục. Các nước Nam Sahara hầu như không xuất hiện trong phân tích, ngoại trừ CH Chad (Sát với 3,2% RTR của châu Phi).
Đối với khí đốt thông thường, Algeria sở hữu khoảng 30% trữ lượng, 43% sản lượng và 56% xuất khẩu của “lục địa đen”. Ngoài ra, trong năm 2016, 60% sản lượng khí tự nhiên của Algeria dành cho xuất khẩu, và chủ yếu sang thị trường Liên minh châu Âu (EU). Cơ cấu năng lượng của Algeria chủ yếu dựa trên nguồn nhiên liệu hoá thạch, với dầu thô và khí đốt tự nhiên chiếm khoảng 99,6%.
UNCTAD cũng đánh giá rằng tương lai của ngành khai thác nguồn tài nguyên tiềm năng này của châu Phi sẽ dựa vào Algeria và Nam Phi, những quốc gia được coi là sở hữu các nguồn tài nguyên chính của châu lục.
Việc hệ thống hoá, sử dụng kết hợp phương pháp khoan ngang và công nghệ “bẻ gãy thuỷ lực” được đưa ra kể từ đầu những năm 2000 đã cho phép các công ty dầu khí khai thác được một khối lượng lớn khí đá phiến tồn tại trong đá nguồn.
Theo Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ, hơn 300.000 giếng khí đá phiến đã được khai thác trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2015 và khoảng một triệu giếng kể từ cuối những năm 1940. Tuy nhiên, khai thác thương mại loại khí này vẫn còn bị giới hạn tại Mỹ và Canada hiện nay do những lo ngại về vấn đề môi trường.
Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ cho rằng xuất phát từ đặc điểm địa chất khác nhau của các mỏ, cũng như các vùng địa lý, cần phải có kiến thức chuyên sâu, kỹ thuật hiện đại cũng như phải nắm rõ được vị trí các tầng chứa nước và các nguồn tài nguyên khác để tránh bất kỳ nguy cơ ô nhiễm nào trong quá trình khai thác khí đá phiến.
Lê Quang Trường (P/v TTXVN tại Algeria)
Relate Threads