Sau nhiều lần chần chừ bởi những tranh cãi vì xung đột lợi ích giữa các nước thành viên liên quan đến dự án cung cấp khí đốt từ Nga sang châu Âu, có lẽ động thái này của EC sẽ mang lại lợi ích cho các bên liên quan.
Hôm thứ Năm (30/3) tờ Reuters đưa tin, Ủy ban châu Âu (EC) đã yêu cầu các nước EU hỗ trợ dự án khí đốt "Dòng chảy phương Bắc 2".
Bài báo cho biết, tờ Politiken của Đan Mạch đã tiếp cận được một tài liệu với nội dung đề cập tới việc Ủy ban Châu Âu đề nghị các nước thành viên đưa ra đánh giá dự án đường ống dẫn khí này. EU cũng chỉ ra rằng, việc xây dựng dự án không thể được tiến hành trong điều kiện "chân không pháp lý".
Bà Anna-Kaisa Itkonen - đại diện Ủy ban châu Âu khẳng định, Ủy ban dự định cho phép các nước châu Âu bắt đầu đàm phán với Nga để phối hợp triển khai dự án.
Dòng chảy phương Bắc 2 là dự án hợp tác giữa Nga và Đức để xây dựng 2 nhánh đường ống dẫn khí đốt từ Nga chạy qua biển Baltic sang Đức với tổng công suất 55 tỷ mét khối/năm.
Phó chủ tịch của tập đoàn "Gazprom" Aleksandr Medvedev trước đó ước tính tổng kinh phí của dự án "Dòng chảy phương Bắc 2" lên tới 8 tỷ euro. Tuy nhiên, ông không loại trừ khoản vay có thể khiến số tiền này chạm tới con số 9,9 tỷ euro.
Tuy nhiên, dự án này đã gây ra nhiều tranh cãi tại các nước châu Âu. Sau khi các thông tin về dự án được công bố, Ba Lan, Slovakia và 7 nước Đông Âu khác đã kịch liệt lên tiếng phản đối dự án này. Các nước này lập luận, rằng dự án hợp tác Nga - Đức đi ngược lại với chính sách của châu Âu trong việc đảm bảo an ninh năng lượng, cũng như mang lại "tổn thất rất nghiêm trọng về mặt địa chính trị cho châu Âu".
Bác bỏ lập luận của các nước Đông Âu, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Junker nhấn mạnh, dự án “Dòng chảy phương Bắc 2” chỉ đơn thuần là dự án thương mại chứ không liên quan đến các vấn đề chính trị.
Trong năm 2016, dù gặp phải những nỗ lực trừng phạt kinh tế từ Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ, Nga vẫn cung cấp lượng khí đốt kỷ lục sang phương Tây. Thực tế có thể thấy Dòng chảy phương Bắc 2 là nguồn cung cấp khí đốt cho EU, chứ không phải thuộc sở hữu của EU. Do đó, vận hành dự án là lẽ "hoàn toàn hợp lý" cho cả đôi bên.
Bài báo cho biết, tờ Politiken của Đan Mạch đã tiếp cận được một tài liệu với nội dung đề cập tới việc Ủy ban Châu Âu đề nghị các nước thành viên đưa ra đánh giá dự án đường ống dẫn khí này. EU cũng chỉ ra rằng, việc xây dựng dự án không thể được tiến hành trong điều kiện "chân không pháp lý".
Bà Anna-Kaisa Itkonen - đại diện Ủy ban châu Âu khẳng định, Ủy ban dự định cho phép các nước châu Âu bắt đầu đàm phán với Nga để phối hợp triển khai dự án.
Dòng chảy phương Bắc 2 là dự án hợp tác giữa Nga và Đức để xây dựng 2 nhánh đường ống dẫn khí đốt từ Nga chạy qua biển Baltic sang Đức với tổng công suất 55 tỷ mét khối/năm.
Phó chủ tịch của tập đoàn "Gazprom" Aleksandr Medvedev trước đó ước tính tổng kinh phí của dự án "Dòng chảy phương Bắc 2" lên tới 8 tỷ euro. Tuy nhiên, ông không loại trừ khoản vay có thể khiến số tiền này chạm tới con số 9,9 tỷ euro.
Tuy nhiên, dự án này đã gây ra nhiều tranh cãi tại các nước châu Âu. Sau khi các thông tin về dự án được công bố, Ba Lan, Slovakia và 7 nước Đông Âu khác đã kịch liệt lên tiếng phản đối dự án này. Các nước này lập luận, rằng dự án hợp tác Nga - Đức đi ngược lại với chính sách của châu Âu trong việc đảm bảo an ninh năng lượng, cũng như mang lại "tổn thất rất nghiêm trọng về mặt địa chính trị cho châu Âu".
Bác bỏ lập luận của các nước Đông Âu, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Junker nhấn mạnh, dự án “Dòng chảy phương Bắc 2” chỉ đơn thuần là dự án thương mại chứ không liên quan đến các vấn đề chính trị.
Trong năm 2016, dù gặp phải những nỗ lực trừng phạt kinh tế từ Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ, Nga vẫn cung cấp lượng khí đốt kỷ lục sang phương Tây. Thực tế có thể thấy Dòng chảy phương Bắc 2 là nguồn cung cấp khí đốt cho EU, chứ không phải thuộc sở hữu của EU. Do đó, vận hành dự án là lẽ "hoàn toàn hợp lý" cho cả đôi bên.
Relate Threads