Theo đài RT của Nga, sau nhiều năm xảy ra bất đồng, gã khổng lồ trong ngành sản xuất khí đốt của Nga là Gazprom và Ủy ban châu Âu sắp tìm được thỏa thuận chung. Quả thật không dễ khi áp đặt các biện pháp trừng phạt cho một tập đoàn cung cấp đến 1/3 lượng khí đốt cần thiết cho châu Âu.
Ngày 13/3, Ủy ban châu Âu (EC) đã tỏ ra hài lòng với những cam kết của Gazprom (dưới sự giám sát của các nhà chức trách Nga), hoàn tất quá trình đàm phán thỏa thuận giữa Gazprom và 8 nước thành viên. Thỏa thuận này phải qua quá trình xét duyệt cẩn thận vì trước đó EC đã ra lệnh cấm tất cả những thỏa thuận song phương giữa Gazprom với các nước thành viên mà không có sự cho phép của Ủy ban, đồng nghĩa với việc tước đi quyền tự quyết trong chính sách năng lượng của mỗi nước.
Trong số những điều khoản cam kết, Gazprom hứa sẽ xóa bỏ "tất cả rào cản cho việc tự do vận chuyển khí đốt" và thực hiện "những biện pháp cụ thể để hòa nhập tốt hơn" tại những thị trường liên quan.
Ủy viên phụ trách vấn đề cạnh tranh của châu Âu, ông Margrethe Vestager (49 tuổi, người Đan Mạch) cho biết: "Cam kết đã đáp ứng được lo lắng của chúng tôi về mặt cạnh tranh".
Vào năm 2015, các nhà chức trách của EU đã thực sự bước vào cuộc chiến chống lại tập đoàn dầu khí của Nga, sau khi cáo buộc Gazprom áp đặt những lệnh cấm xuất khẩu và những điều khoản hạn chế sử dụng khí đốt cho từng khu vực nhất định. Theo EC, với 8 thị trường tiêu thụ (gồm Bulgaria, Cộng hòa Séc, Estonia, Hungary, Latvia, Lithuania, Ba Lan và Slovakia), Gazprom có thể trục lợi từ mức giá không đồng đều giữa các nước.
Trên thực tế, sự nhượng bộ của Gazprom là một động thái ngoại giao của Nga để tháo gỡ xung đột trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng Ukraina. Để vận chuyển khí đốt từ Nga sang châu Âu thì đường ống dẫn phải đi qua lãnh thổ của Ukraine và có khả năng sẽ bị chặn lại.
Kể từ năm 2005, Nga tiến hành triển khai 2 dự án đường ống dẫn dầu mới, một qua biển Baltic là Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2), và một qua phía nam Thổ Nhĩ Kỳ là Turkstream để có thể tránh lãnh thổ Ukraine. Bởi vì Nga đã chịu nhiều uy hiếp liên quan đến đường ống vận chuyển, điển hình nhất là hành động đe dọa cắt đường ống trong Cách mạng Maidan diễn ra ở Ukraine vào năm 2014.
Theo báo Les Echos (Pháp), nếu Ukraine không còn là nước trung gian vận chuyển thì sẽ giúp giảm bớt đi một điểm gây căng thẳng giữa Nga và EU.
Trong số những điều khoản cam kết, Gazprom hứa sẽ xóa bỏ "tất cả rào cản cho việc tự do vận chuyển khí đốt" và thực hiện "những biện pháp cụ thể để hòa nhập tốt hơn" tại những thị trường liên quan.
Ủy viên phụ trách vấn đề cạnh tranh của châu Âu, ông Margrethe Vestager (49 tuổi, người Đan Mạch) cho biết: "Cam kết đã đáp ứng được lo lắng của chúng tôi về mặt cạnh tranh".
Vào năm 2015, các nhà chức trách của EU đã thực sự bước vào cuộc chiến chống lại tập đoàn dầu khí của Nga, sau khi cáo buộc Gazprom áp đặt những lệnh cấm xuất khẩu và những điều khoản hạn chế sử dụng khí đốt cho từng khu vực nhất định. Theo EC, với 8 thị trường tiêu thụ (gồm Bulgaria, Cộng hòa Séc, Estonia, Hungary, Latvia, Lithuania, Ba Lan và Slovakia), Gazprom có thể trục lợi từ mức giá không đồng đều giữa các nước.
Trên thực tế, sự nhượng bộ của Gazprom là một động thái ngoại giao của Nga để tháo gỡ xung đột trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng Ukraina. Để vận chuyển khí đốt từ Nga sang châu Âu thì đường ống dẫn phải đi qua lãnh thổ của Ukraine và có khả năng sẽ bị chặn lại.
Kể từ năm 2005, Nga tiến hành triển khai 2 dự án đường ống dẫn dầu mới, một qua biển Baltic là Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2), và một qua phía nam Thổ Nhĩ Kỳ là Turkstream để có thể tránh lãnh thổ Ukraine. Bởi vì Nga đã chịu nhiều uy hiếp liên quan đến đường ống vận chuyển, điển hình nhất là hành động đe dọa cắt đường ống trong Cách mạng Maidan diễn ra ở Ukraine vào năm 2014.
Theo báo Les Echos (Pháp), nếu Ukraine không còn là nước trung gian vận chuyển thì sẽ giúp giảm bớt đi một điểm gây căng thẳng giữa Nga và EU.
H.Phan - Petrotimes.vn (tổng hợp)
Relate Threads